3 giai đoạn lưu ý khi muốn triển khai thành công BSC & KPI trong đánh giá hiệu suất làm việc

3 giai đoạn lưu ý khi muốn triển khai thành công BSC & KPI trong đánh giá hiệu suất làm việc

Tai Lieu Xay Dung He Thong BSC KPI

Tai Lieu Xay Dung He Thong BSC KPI

Đã có rất nhiều nhân sự nghe về phương pháp xây dựng KPI & BSC. Tuy nhiên, số doanh nghiệp áp dụng thành công có lẽ không nhiều bởi nhiều lý do; thiếu người có năng lực  hoặc thiếu kỹ năng quản lý, thiếu sự thấu hiểu và ủng hộ cũng như hành động quyết liệt của cấp lãnh đạo.

Dưới đây là một số lưu ý của từng giai đoạn để việc triển khai BSC & KPI thành công.

Giai đoạn 1: Giai đoạn chập chững

Ở giai đoạn này,  cần thiết và quan trọng nhất là việc bạn quyết tâm và tạo động lực cho nhân viên của mình triển khai dự án này. Bắt đầu luôn là những điều khó khăn nhất, giai đoạn này bạn phải tập cho nhân viên làm quen với những thuật ngữ như KPI, BSC; hiểu thế nào là những chỉ tiêu/ thước đo đánh giá của mỗi người thay vì đo lường cảm tính và dựa trên đánh giá của cấp quản lý mà không có bất kỳ thước đo cụ thể nào.

Hãy bắt đầu bằng cách đề ra những mục tiêu chính của Phòng, chức năng nhiệm vụ và phân công công việc của họ. Nếu khó, hãy nhờ các Phòng đề ra một bản kế hoạch hành động gồm nội dung các công việc họ phải thực hiện, hỗ trợ họ thiết lập những thước đo có thể đo lường từ kết quả công việc và cuối cùng là đặt ra chỉ tiêu kế hoạch cho nó. Sau khi xây dựng được hệ thống như vậy, nhân sự có thể thay đổi được hành vi của nhân viên nhằm hướng đến việc nâng cao hiệu quả và năng suất lao động của doanh nghiệp. Như vậy là doanh nghiệp đã đi được 50% chặng đường.

Các điều cần lưu ý khi triển khai BSC & KPI:

Nên:

  • Thiết lập những thước đo đo lường được, tạo được mục tiêu SMART cho nhân viên của mình, thay đổi hành vi của họ, tạo động lực cho họ làm việc một cách chủ động và có trách nhiệm hơn.
  • Quan trọng là việc thay đổi nhận thức của mọi người thấy được những lợi ích của KPI đem lại. Để doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, người quản lý thêm công cụ hữu hiệu để toàn thể cán bộ công nhân viên hướng tới mục tiêu chung của tổ chức, vừa đánh giá chính xác hơn và định lượng hơn kết quả công việc của nhân viên. Nhân viên chủ động hơn trong công việc và có đích đến rõ ràng, động lực để phấn đấu và làm việc tốt hơn, hiệu quả hơn.

Không nên:

  • Đừng quan trọng KPI của bạn có thực sự là KPI chưa, KPI của bạn có giống với KPI đang áp dụng ở những doanh nghiệp cùng ngành nghề hay chưa
  • Đừng quan trọng bạn có bao nhiêu thước đo, là nhiều hay ít 

Giai đoạn 2: Thử nghiệm và thay đổi bộ BSC & KPI

KPI BSC

Sau khi kết thúc giai đoạn 1, bạn phải triển khai đánh giá lại những KPI đã xây dựng, xem chỗ nào chưa phù hợp, chỗ nào cần lược bỏ, bổ sung, điều chỉnh cho hợp lý. Đừng bao giờ nản chí dù công việc có khó khăn đến đâu. Bạn có thể sai nhiều, có thể cần chỉnh sửa bổ sung nhiều thứ nhưng hệ thống sẽ dần dần hoàn thiện nếu bạn không từ bỏ.

Đây là giai đoạn giúp bạn hoàn thiện các hệ thống quản lý nếu thấy còn hổng, bổ sung thêm hệ thống phần mềm, công nghệ để hỗ trợ cho việc quản lý KPI. Đây sẽ là nền tảng giúp bạn thành công ở chặng đường tiếp theo.

Giai đoạn 3: Hành động

Sau khi đánh giá xong kết quả giai đoạn 1 và giai đoạn 2, bạn sẽ xác định được mình cần thay đổi và hoàn thiện những gì. Giai đoạn này Công ty của bạn cũng đã được trang bị tương đối đầy đủ các kiến thức về BSC và KPI. Hãy vận dụng các kiến thức về xác định mực tiêu theo BSC để chuyển tải bản đồ chiến lược của công ty một cách bài bản, cụ thể và chặt chẽ hơn để làm cơ sở phân chia tiếp các mục tiêu xuống cấp Phòng và cuối cùng là cá nhân. Như vậy, bạn đã thực hiện phân quyền và tạo động lực, sức mạnh của tập thể để cùng hướng đến thực hiện mục tiêu và chiến lược chung của tổ chức một cách nhất quán, bài bản.

Lúc này bạn cũng có thể tham khảo và ứng dụng các KPI đang được áp dụng trong ngành và các tổ chức đa quốc gia nếu có bởi bạn đã xây dựng cho mình được hệ thống quản lý và phần mềm có đủ năng lực để quản lý và vận hành các KPI này. Trong khi đó, về khía cạnh nhân sự, bạn đã tạo động lực cho nhân viên tốt hơn, được đánh giá công bằng, chính xác, được trả lương đúng năng lực và kết quả công việc nên cống hiến hết mình hơn cho tổ chức, từ đó làm cho năng suất lao động chung của tổ chức thực sự được nâng cao.

Sưu tầm bởi EMSC – Giải pháp quản lý nhân sự hiệu quả

Rate this post
(028) 7777 9979