Bạn có phải là nhà quản lý nhân sự đủ tốt?

Bạn có phải là nhà quản lý nhân sự đủ tốt?

nha quan tri nhan su

nha quan tri nhan su

Bạn có đủ tự tin khẳng định mình là một nhà quản lý nhân sự tốt không? Đừng vội đưa ra câu trả lời trước khi đọc bài viết dưới đây!

Hãy thẳng thắn nhìn vào sự thật: Nhà quản lý (hay còn được gọi theo cách dân dã là “sếp”) là khởi nguồn của mọi vấn đề trong doanh nghiệp.

Một người sếp tài năng có thể lèo lái cả những con thuyền lụp xụp với sóng dữ. Họ giúp đội nhóm hoạt động hiệu quả, nhân viên tăng năng suất làm việc và toàn thể công ty gắn kết với nhau hơn.

Nhưng ngược lại, một nhà quản lý tồi sẽ kéo theo không ít những hệ lụy khủng khiếp. Nhân viên chán nản khi làm việc, dẫn đến sụt giảm hiệu năng, doanh thu đi xuống,… và hơn thế nữa. Họ là một chiếc mỏ neo quá khổ, cồng kềnh, có thể kìm hãm ngay cả những chiến thuyền phi thường nhất.

Vậy nên, rõ ràng, bài toán với doanh nghiệp, và chính những nhà quản lý là phải tìm kiếm và trở thành những vị sếp tốt kia. Nhưng trong thực tế, điều này lại đang không hề dễ dàng, Thậm chí, còn có nhiều người còn ảo tưởng rằng đang hoàn thành rất tốt vai trò được giao, nhưng về bản chất, họ có phong độ tệ hại và chỉ đang quá áo tưởng về khả năng của mình. 

Vậy đâu là phương pháp để tìm ra một nhà quản lý nhân sự tốt, một nhà quản lý tài năng? Hãy tham gia thử bài kiểm tra dưới đây và tìm cho mình câu trả lời.

Bạn có phải là nhà quản lý nhân sự đủ tốt?

“Nếu những hành động của bạn truyền cảm hứng cho những người khác ước mơ nhiều hơn, học hỏi nhiều hơn, làm nhiều việc hơn và trở nên tốt đẹp hơn, bạn là một người lãnh đạo.” – John Quincy Adams –

Việc quản lý chưa bao giờ là dễ dàng, ngay cả những nhà lãnh đạo tài ba nhất cũng từng phạm phải sai lầm và cần học hỏi để trau dồi năng lực mỗi ngày. Hãy ghi nhớ 5 nguyên tắc dưới đây để hoàn thiện bản thân:

1. Luôn đặt ra mục tiêu rõ ràng cho đội nhóm của mình: Hãy đặt ra mục tiêu cụ thể ngay từ những khi bắt đầu một dự án và cố gắng giao tiếp chúng thường xuyên với nhân viên. Đồng thời hãy giúp nhân viên nhận thức được tầm quan trọng của cá nhân trong bức tranh chung để cải thiện tinh thần làm việc của họ.

2. Luôn nhận và đưa ra phản hồi trong mọi tình huống: Điều này giúp nhà quản lý hiểu rõ được những gì đội nhóm và bản thân đang làm, từ đó phát huy những điểm mạnh và cải thiện những mặt hạn chế.

3. Đánh giá lại các hành động của mình: Hãy dành thời gian cân nhắc lại các hoạt động trên cương vị lãnh đạo của mình: Đâu là những quyết định có lợi, đâu thì không phải? Nếu không, thì bạn có thể làm gì khác được trong tình huống đó?

4. Hãy đạo điều kiện cho nhân viên tự do làm việc: Nhiệm vụ của bạn, một nhà quản lý, chỉ là trao cho nhân viên bức tranh toàn cảnh và công cụ để hiện thực hóa bức tranh đó, chứ đừng chỉ tay áp đặt họ từng đường đi nước bước cách thức làm việc.

5. Luôn ghi nhận thành tích của các cá nhân xuất sắc: Điều này sẽ giúp nhân viên tin tưởng và gắn kết hơn với bạn, với công ty.

Tựu chung, bạn sẽ phải học hỏi không ngừng nghỉ để trở thành một nhà quản lý ưu tú. Hãy thử thách bản thân mỗi ngày và quan sát tiến trình phát triển của mình: Rồi bạn sẽ ngạc nhiên bởi những thành quả tuyệt vời mà đội nhóm, nhân viên mang lại.

Nhà quản lý hiện đại đang phải đối mặt với nhiều thách thức khác trong quá trình chèo lái doanh nghiệp tới được mục đích sau cùng. Đừng quên lựa chọn vị “quân sư” thông thái, một phần mềm nhân sự sẽ là trợ thủ đắc lực trong việc quản lý nhân viên, để người đầu tàu là bạn luôn đưa ra được những quyết định đúng đắn!

Rate this post
(028) 7777 9979