“Hòa bình” – “kích thích” và sự lựa chọn thông minh của người lãnh đạo

“Hòa bình” – “kích thích” và sự lựa chọn thông minh của người lãnh đạo

lanh dao

lanh dao

Liệu bạn là một người lãnh đạo theo “trường phái” hòa bình, luôn có xu hướng cố gắng tạo ra bầu không khí thoải mái, hòa hợp giữa nhân viên? Hay là một người dẫn đầu đầy táo bạo, luôn hướng chiến binh của mình đến những chân trời mới lạ bằng cách kích thích họ vượt qua những nhiệm vụ, thử thách tưởng chừng bất khả thi?

“Người hòa bình” (Peacemaker) và “Người kích thích” (Provocature) là hai thuật ngữ trong nghệ thuật lãnh đạo dùng để hình dung hai phong cách lãnh đạo nói trên.

Vậy những chuyên gia nghiên cứu nhân sự thế giới đã phân tích, đánh giá về hai phong cách lãnh đạo này như thế nào? Và với tư cách là một người đứng đầu, bạn sẽ chọn phong cách nào để dẫn lối nhân viên của mình đi đến con đường thành công?

Người lãnh đạo “hòa bình” là người như thế nào?

Người lãnh đạo “hòa bình” là người luôn nỗ lực để giải quyết những mâu thuẫn trong nội bộ để đảm bảo rằng công ty luôn trong trạng thái cân bằng và nhân viên phải mang tinh thần hòa thuận, hợp tác với nhau.

Người hòa bình rất quan tâm đến nhân viên, đặc biệt là những vấn đề lo âu mà nhân viên đang mắc phải. Họ sẽ cố gắng hết sức để giúp đỡ hoặc thậm chí thay nhân viên giải quyết những vấn đề đó. Tất cả những nỗ lực này đều hướng đến một niềm kỳ vọng rằng mọi nhân viên đều có cảm giác hạnh phúc khi làm việc, và thực sự xem công ty là nơi mình thuộc về, từ đó mới có thể hết lòng cống hiến.

Dưới đây là những đặc trưng cơ bản của người lãnh đạo theo phong cách “hòa bình” giúp họ thực hiện được sứ mệnh dẫn dắt con người theo con đường hạn chế những va vấp mâu thuẫn nhất.

Thứ nhất, sự “Chính trực” và “Thanh liêm”. Đây là nét tính cách thường thấy ở những nhà lãnh đạo hòa bình. Họ luôn tôn trọng nguyên tắc, thực hiện đúng nhiệm vụ và lời hứa của mình; sẵn sàng dùng hành động để chứng minh cho lời nói, “nói được làm được”, đảm bảo tuân thủ đúng những cam kết của mình.

Thứ hai, phát triển người khác. Bên cạnh vai trò huấn luyện, dẫn dắt, người lãnh đạo hòa bình còn rất tài năng trong việc đưa ra những phản hồi đánh giá cho nhân viên của mình, vừa trung thực xác đáng vừa khiến nhân viên cảm nhận lãnh đạo thực sự quan tâm đến sự phát triển của bản thân.

Thứ ba, giao tiếp. Có khả năng truyền đạt cho người khác nhận thức được công việc của họ là đóng góp quan trọng như thế nào đối với sự vận hành và phát triển của công ty.

Thứ tư, sự tin tưởng. Được tin tưởng bởi nhân viên và cả đồng nghiệp, được tin tưởng dựa vào những đánh giá sáng suốt với tư cách người lãnh đạo.

Thứ năm, nhận đánh giá và sẵn sàng thay đổi. Những nhà lãnh đạo hòa bình không ngại nhận tất cả những đánh giá phản hồi từ người khác bao gồm cấp trên, đồng nghiệp và nhân viên của mình. Thậm chí họ yêu cầu điều đó và thật sự nỗ lực khắc phục những khiếm khuyết để hoàn thiện hơn.

Người lãnh đạo kích thích” là người như thế nào?

Người lãnh đạo “kích thích” là người thử thách người khác làm tất cả những gì có thể để đạt được mục đích. Họ biết cách truyền cảm hứng, thuyết phục và khuyến khích nhân viên làm việc không chỉ để hoàn thành nhiệm vụ mà là để trở thành người giỏi nhất, trở thành nhà vô địch. Còn đối với công ty, “người kích thích” chính là người sở hữu lòng dũng cảm quyết định những bước phát triển đột phá nhất.

Bên cạnh sự quả cảm, “người kích thích” còn sở hữu các tố chất đặc biệt sau đây:

Thứ nhất, sự đổi mới. Những nhà lãnh đạo kích thích yêu thích và đòi hỏi sự mới lạ. Họ luôn khuyến khích nhân viên của mình tìm kiếm những phương pháp thực hiện công việc mới lạ, hiệu quả hơn.

Thứ hai, sự tập trung vào những yếu tố bên ngoài. Mang về những thông tin hữu ích từ bên ngoài công ty, đồng thời một tầm hiểu biết sâu sắc hơn về khách hàng và đối tác.

Thứ ba, tầm nhìn chiến lược. Có khả năng giúp người khác hiểu được tầm nhìn và mục tiêu của tổ chức.

Thứ tư, giải quyết vấn đề. Phán đoán và phản ứng nhanh nhạy khi phát sinh vấn đề. Bên cạnh đó là bản năng khám phá những xu thế mới cùng khả năng dự đoán những vấn đề tiềm ẩn.

Thứ năm, nâng tầm mục tiêu. Người lãnh đạo kích thích luôn thông minh trong cách kéo giãn nâng tầm nhân viên của mình bằng cách thiết lập những mục tiêu khó hơn đi kèm với tiêu chuẩn công việc cao hơn.

Thứ sáu, vai trò tiên phong. Sẵn sàng đi đầu để vượt lên những quy tắc thông thường theo hướng tích cực để đạt được mục đích và thậm chí vượt xa kỳ vọng.

Phong cách lãnh đạo nào hiệu quả hơn?

Lãnh đạo theo phong cách “hòa bình” hay “kích thích” đều chứng minh được giá trị và hiệu quả riêng trong thực tế. Những thống kê của Joseph Folkman – Đồng sáng lập Zenger Folkman, tổ chức hàng đầu về năng lực lãnh đạo tại Hoa Kỳ – sẽ cho chúng ta một cái nhìn toàn diện về sự hiệu quả mà hai phong cách lãnh đạo này mang đến.

Từ kết quả so sánh mức độ hiệu quả dựa trên cơ sở dữ liệu đánh giá 360 độ thu thập từ cấp trên, đồng nghiệp và cấp dưới làm việc trực tiếp (báo cáo trực tiếp – direct reports) giữa các nhà lãnh đạo hòa bình và các nhà lãnh đạo kích thích, nhóm nghiên cứu của Joseph Folman đã chỉ rằng xét một cách tổng thể thì không có sự khác biệt quá lớn trong tính hiệu quả lãnh đạo giữa hai phong cách này.

Tuy nhiên, khi xem xét một riêng biệt thì sự trái ngược trong cách đánh giá của quản lý cấp trên và cấp dưới làm việc trực tiếp đối với từng phong cách lãnh đạo lại có số liệu chênh lệch đáng chú ý về mặt ý nghĩa thống kê. Trong khi các nhà quản lý đánh giá cao hiệu quả lãnh đạo của nhà lãnh đạo “kích thích” thì nhân viên cấp dưới lại có xu hướng nghiêng về ủng hộ người lãnh đạo theo phong cách “hòa bình” hơn. Cụ thể, hiệu quả lãnh đạo của người kích thích được đánh giá bới những cấp trên của họ nằm ở phân vị thứ 56 và đối với người hòa bình thì chỉ ở phân vị thứ 48. Ngược lại, nhân viên cấp dưới đánh giá mức độ hiệu quả của nhà lãnh đạo kích thích chỉ tại phân vị 47 và đối với nhà lãnh đạo thì lên đến phân vị 52.

khảo sát - người lãnh đạo kích thích hay hòa bình

Đa số nhà lãnh đạo có xu hướng chỉ thành thạo và trung thành với một phương pháp, hoặc là “hòa bình” hoặc là “kích thích”. Ngược lại số những nhà lãnh đạo có thể cân bằng cả hai phương pháp thì chỉ chiếm phần thiểu số (33% trong số 85.911 nhà lãnh đạo được đánh giá trên mức trung bình sở hữu kỹ năng sử dụng cân bằng cả hai phương pháp). Nghiên cứu cũng chỉ ra nếu như nhà lãnh đạo có năng lực sử dụng linh hoạt cả hai phương thức lãnh đạo thì sẽ nâng mức độ hiệu quả lãnh đạo lên đến phân vị thứ 91.

người lãnh đạo hòa bình và kích thích nhất
Lựa chọn sử dụng linh hoạt cả hai phong cách lãnh đạo “hòa bình” và “kích thích”.

Thông thường, nếu như đứng trước sự lựa chọn hai phương thức làm việc khác biệt, trong trường hợp này là hai phong cách lãnh đạo, tưởng chừng như đối lập nhau, đa số mọi người sẽ lựa chọn một cách lãnh đạo duy nhất phù hợp với sở trường và tính cách của bản thân. Tuy nhiên nếu muốn trở thành một hình nhà lãnh đạo kiệt xuất, bạn cần phải lựa chọn sử dụng cả hai phương pháp lãnh đạo “hòa bình” và “kích thích” trên một cách thông minh nhất.

Không nhất thiết phải giỏi tất cả các kỹ năng của hai phong cách một cách ngang nhau, ban đầu bạn có thể chọn nghiêng về một trong hai phong cách hơn. Để xác định chính xác mình đang thuộc phong cách lãnh đạo, đơn giản nhất là hãy hỏi nhân viên cấp dưới của bạn. Sau đó chọn ra những nhà lãnh đạo mẫu mực ở trên mình, trước hết là người cùng phong cách lãnh đạo với mình để hoàn thiện hơn nữa chuỗi kỹ năng vốn có.

Tiếp theo, hãy tìm đến người lãnh đạo thuộc phong cách còn lại để tìm kiếm lời khuyên và học hỏi từ họ. Thậm chí hãy yêu cầu được trở thành một chiến binh dưới sự huấn luyện của họ. Vì mục tiêu trở thành người lãnh đạo lý tưởng và hoàn hảo nhất, tại sao không?

Cuối cùng, hãy lựa chọn một phần mềm nhân sự HRIS phù hợp với doanh nghiệp bạn để góp phần giúp việc lãnh đạo – quản lý nhân viên đạt hiệu quả tối ưu nhất

Sưu tầm bởi EMSCGiải pháp phần mềm quản lý nhân sự hiệu quả

Rate this post
(028) 7777 9979