Dưới góc nhìn của người quản lý nhân sự, trong một tổ chức, mỗi nhân viên đều sẽ có những điểm tương đồng và khác biệt trong văn hóa của doanh nghiệp. Cụ thể, sự khác biệt của nhân viên thể hiện qua cách họ nhìn nhận và xử lý khi xảy ra vấn đề. Một nhân viên nổi bật sẽ là người có nhiều cách để nhìn-hiểu sự việc, cũng như là dựa trên những kiến thức và trải nghiệm của mình để có thể tư duy, liên tưởng và đưa ra quyết định phù hợp.
Đa số những góc nhìn và hành vi của chúng ta đến từ sự tiếp xúc với các môi trường văn hóa xung quanh, cụ thể bao gồm cách ta tư duy và làm việc. Bên cạnh đó, chúng ta còn bị ảnh hưởng bởi những kiến thức và kinh nghiệm mà ta đã có.
Tất cả những yếu tố trên sẽ tạo nên một văn hóa khác biệt. Để làm nổi bật hơn sự khác biệt đó, nhà văn John Godfrey Saxe từng có một hình ảnh ẩn dụ trong bài thơ về sáu người đàn ông mù và con voi. Mỗi người trong nhóm sẽ được tiếp xúc với một bộ phận khác nhau của con voi, và họ sẽ cố gắng hình dung ra con voi từ các bộ phận đó. Mỗi cách tiếp xúc khác nhau sẽ tạo ra những hình ảnh khác nhau về con voi: người sờ trúng cái vòi sẽ thấy giống cây thương, người đụng phải cái chân sẽ thấy giống cái cây, còn người sờ phải cái đuôi sẽ nghĩ tới sợi dây thừng. Họ không hề biết con voi là như thế nào nên họ cũng sẽ không thể ghép những cái nhìn rời rạc đó lại thành một bức tranh tổng thể.
Cũng như trong quản lý nhân sự, văn hoá cục bộ hay là tiểu văn hoá (subculture) trong một tổ chức cũng dễ dàng trở thành vấn đề như câu chuyện về những người đàn ông mù. Sự khác biệt trong các văn hoá quản lý, kỹ thuật bán hàng cũng như là vận hành hoạt động và sản xuất rất quan trọng. Cũng như sự chênh lệch giữa kinh nghiệm, ngôn ngữ và mục đích của các thành viên có thể lớn đến nỗi mà được mô tả như họ đến từ những quốc gia khác nhau.
Để nâng cao hiệu suất, người lãnh đạo nên chú ý đến những khác biệt trong cách vận hành của từng bộ phận. Cách họ quy định những điều quan trọng khác nhau sẽ dẫn đến cách suy nghĩ và làm việc khác nhau. Theo ta thường biết, văn hoá là một bộ gồm những giá trị, niềm tin và chuẩn mực mà con người cùng hướng đến. Trong một tổ chức, văn hoá sẽ là ngôn ngữ chung và cũng là góc nhìn chung giúp hoà hợp những cá thể khác nhau để cùng nhau chung tay làm việc.
Trong một tổ chức có nhiều bộ phận khác nhau, cũng như dưới công ty mẹ là rất nhiều công ty con, và tất cả đều có thể hành động theo những cách khác nhau. Ví dụ, 4 người cùng sống dưới một mái nhà nhưng nếu có vấn đề xảy ra, sẽ có 4 cách giải quyết hoàn toàn khác nhau. Về lâu dài, giữa các bộ phận có thể sẽ mất đi sự phối hợp nhịp nhàng với nhau vì những điểm khác nhau này. Để văn hóa trong doanh nghiệp trở nên đồng điệu nhất có thể, người lãnh đạo nên chia sẻ và cũng như giải thích rõ ràng sứ mệnh và tầm nhìn của tổ chức, mang đến một bức tranh tổng quát nhất cho từng nhân viên.
Ba sắc thái văn hóa
Đầu tiên, trong vai trò người quản lý nhân sự, bạn phải nhận ra và chủ động trao đổi về những văn hoá khác nhau giữa các nhân viên. Sự thiếu chia sẻ với nhau trong các tổ chức là một sai lầm mà các nhà lãnh đạo hay gặp phải nhất. Để tránh mắc sai lầm này, hãy có những thái độ quan tâm và cởi mở hơn với sự khác biệt của tất cả các nhân viên và học tập những văn hoá khác nhau của họ.
Tiếp đến, khi văn hoá thay đổi thì cách hành động cũng sẽ thay đổi theo. Ví dụ, một doanh nghiệp thay đổi từ một văn hóa đổ lỗi sang một văn hóa hợp tác sẽ dần thay đổi hầu hết những hành vi từ chỉ tay đổ lỗi và tự bảo vệ bản thân sang những hành động tích cực hơn như tìm kiếm các cơ hội hợp tác và cởi mở chia sẻ hơn với mọi người xung quanh.
Cuối cùng, chúng ta có thể tự tạo ra những văn hoá đặc sắc của riêng mình. Bằng cách sử dụng cách tiếp cận hướng đến quy trình (process-driven approach), chúng ta có thể khuyến khích tất cả các thành viên cùng tham gia xây dựng một nền văn hóa chung, và từ đó tạo ra một cách tiếp cận chung các vấn đề trong công việc.
Có rất nhiều cách để người lãnh đạo có thể tạo ra một nền văn hóa chung, và từ đó tạo ra một môi trường làm việc năng suất với những kỳ vọng và giá trị thống nhất.
Để là một người lãnh đạo kiệt xuất, trong một môi trường làm việc đa văn hóa (cross-cultural), hãy cố gắng xây dựng một số giá trị chung để liên kết các sự khác biệt của nhân viên và giúp họ có thể làm việc hiệu quả hơn.
Nguồn: L-A