Làm gì khi tuyển dụng sai người vào sai vị trí

Làm gì khi tuyển dụng sai người vào sai vị trí

Làm gì khi tuyển dụng sai người vào sai vị trí

Cái giá phải trả cho việc tuyển dụng sai người còn đắt hơn cả chi phí bỏ ra khi để lỡ một nhân tài. Khi phát hiện ra quyết định tuyển dụng của mình không phù hợp, nhà quản trị nhân sự nên làm gì để tình hình không trở nên phức tạp hơn?

Tuyển dụng theo cách làm của các doanh nghiệp hiện nay là “điền vào chỗ trống”, có nghĩa là cố gắng lấp đủ các vị trí còn thiếu và giữ những người làm được việc gắn bó với công ty.

Nhưng theo Jim Collins, tác giả của cuốn sách “Từ tốt đến vĩ đại” cho rằng, chìa khoá của việc đi từ tốt đến vĩ đại là “Ngay từ đầu tiên, phải tìm và chọn đúng người lên xe buýt, đưa những người không phù hợp ra khỏi xe, từng người phải ngồi đúng chỗ của mình, rồi mới nghĩ đến việc sẽ đi đâu”.

Thế nhưng, không phải mọi quyết định đều đúng đắn. Có nhiều nguyên nhân khiến việc chọn người sai vị trí. Điều quan trọng không phải là khiển trách hoặc đổ lỗi nhau mà là giải quyết bài toán một cách hợp lý nhất. Dưới đây là một số gợi ý các chuyên gia nhân sự về vấn đề này, mời bạn cùng theo dõi.

1. Xem xét và đánh giá

Không khó để các nhà quản trị nhận ra quyết định tuyển dụng là đúng đắn hay không. Tuy nhiên không thể sa thải hay mời nhân sự nghỉ việc ngay lập tức. Để tránh sai lầm chồng sai lầm, chúng ta cần phải ngồi lại xem xét, đánh giá, phân tích nhân viên đó một lần nữa.

Nếu lấy văn hoá công ty và chuyên môn công việc là 2 tiêu chuẩn, có thể phân loại nhân sự theo 4 nhóm:

  • Nhóm thứ I: Nhóm lý tưởng là nhóm đảm bảo có 2 tiêu chuẩn
  • Nhóm thứ II: Không phù hợp với văn hoá công ty nhưng lại có kết quả làm việc tốt
  • Nhóm thứ III: Phù hợp với văn hoá công ty nhưng không phù hợp lắm với yêu cầu công việc
  • Nhóm thứ IV: Không phù hợp với văn hoá công ty và cũng không thích hợp với công việc

Sau khoảng thời gian thử việc nhà quản trị nên phân loại nhân viên vào các nhóm. Nếu thuộc nhóm I, nhóm hoàn hảo để hợp tác lâu dài. Nếu thuộc nhóm IV thì nên loại vì đây không phải môi trường làm việc dành cho họ. Riêng nhóm II và III lại thường khiến các nhà quản lý đau đầu vì không biết nên giữ hay loại.

Một vài người sẽ tự động nghỉ việc khi cảm thấy không phù hợp hoặc nhà tuyển dụng sẽ gợi ý để nhân viên nghỉ việc. Tuy nhiên, nếu là nhà quản trị thông minh, họ sẽ biết cách giải quyết những trường hợp tuyển dụng này sao cho hợp lý và êm đẹp nhất.

2. Phương án giải quyết khi tuyển dụng sai người

A. Chuyển vị trí

Trong một vài trường hợp nếu nhân viên mới không phù hợp với yêu cầu công việc nhưng lại rất được lòng nhân viên khác, khách hàng yêu mến, bạn không nên sa thải ngay mà dành thời gian tìm hiểu về nhân viên ấy. Tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của người này để hướng cho họ một công việc khác phù hợp với năng lực hơn. Từ đó cũng giúp công việc tăng hiệu suất và giúp cho bản thân họ.

Ngược lại, nếu bạn chọn được người có kinh nghiệm làm việc, thành tích tốt, hiệu suất công việc ở mức cao, đảm bảo tiến độ nhưng lại chưa phù hợp với văn hoá công ty thì vẫn có hướng giải quyết. Hãy tìm cách trò chuyện, tâm sự và chia sẻ với nhân viên về những vấn đề họ đang gặp phải mà khó hoà nhập với công ty như đồng nghiệp, văn hoá, môi trường làm việc…để tìm ra giải pháp tối ưu nhất.

B. Chấm dứt hợp đồng lao động

Làm gì khi tuyển dụng sai người vào sai vị trí
Làm gì khi tuyển dụng sai người vào sai vị trí

Nếu giữ người không phù hợp ở lại chỉ để bù đắp khoảng trống, tạm thời đáp ứng nhu cầu mà không có ý nghĩa sinh lợi về lâu dài chưa kể còn tốn kém chi phí phát sinh khác. Việc cần làm lúc này là trao đổi thẳng thắn với nhân viên về kỳ vọng của công ty cũng như khả năng đáp ứng công việc của nhân viên đó. Cuối cùng là cân nhắc về những mong muốn của họ, năng lực để đưa ra hướng giải quyết hợp lý.

3. Rút kinh nghiệm

Theo Brian Tracy, chi phí tuyển dụng sai người được tính bằng 6 lần so với lương của người đó trong 1 năm, chi phí này bao gồm:

  • Chi phí tuyển dụng (thời gian và chi phí đăng tuyển, phỏng vấn, cách hoạt động hành chính, tuyển dụng)
  • Chi phí đào tạo và phát triển nhân sự.
  • Chi phí giải quyết những vấn đề mà nhân sự tuyển sai gây ra.
  • Chi phí do giảm năng suất lao động đối với những nhân viên khác khi công ty buộc cho thôi việc.
  • Chi phí lương và các khoản thu nhập.
  • Chi phí bảo hiểm xã hội và các khoản bắt buộc theo quy định của nhà nước.

Để tuyển dụng đúng người đúng việc, hãy áp dụng nguyên tác “tuyển chậm, sa thải nhanh”, tức đừng nên vội vàng trong việc lựa chọn người mà nên cân nhắc thật kỹ càng về tính tình, độ phù hợp và thái độ làm việc của ứng viên.

Khi đã quyết định tiếp nhận ứng viên, hãy tận dụng thật tốt thời gian thử việc. Đây là khoảng thời gian buộc phải ra quyết định là có để ứng viên ấy trở thành nhân viên chính thức hay không. Nếu cảm thấy thật sự có vấn đề, hãy mạnh dạn chấm dứt hợp đồng.

Sưu tầm bởi EMSC – Giải pháp quản lý nhân sự hiệu quả

Rate this post
(028) 7777 9979