Luật mới được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7, khoá XIV (p1)

Luật mới được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7, khoá XIV (p1)

quoc hoi khoa xiv

quoc hoi khoa xiv

EMSC trân trọng gửi đến quý khách hàng danh sách 07 Luật mới vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7, khóa XIV.
Quốc hội chính thức thông qua Luật Quản lý thuế (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV, sáng 13/6; dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Quốc hội họp toàn thể hội trường; biểu quyết thông qua Luật Quản lý thuế (sửa đổi). Với 442/453 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 91,32%; Quốc hội chính thức thông qua Luật mới về Quản lý thuế (sửa đổi).

Mở đầu phiên họp, Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính; Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải trình bày Báo cáo giải trình tiếp thu; chỉnh lý dự án Luật Quản lý thuế (sửa đổi). Theo đó, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Cơ quan thẩm tra và Cơ quan soạn thảo; nghiêm túc tiếp thu nhiều ý kiến của các đại biểu Quốc hội; chỉnh lý về từ ngữ, kỹ thuật văn bản, bảo đảm thống nhất nội dung giữa các điều; khoản và xin được thể hiện cụ thể trong dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét, thông qua. Sau khi tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật gồm 17 chương và 152 điều.

Luật Quản lý thuế quy định việc quản lý các loại thuế; các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước. Luật xác định người nộp thuế bao gồm: Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh; cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế; Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước; Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế.

Cơ quan quản lý thuế bao gồm: Cơ quan thuế bao gồm Tổng cục thuế, Cục thuế, Chi cục thuế, Chi cục thuế khu vực; Cơ quan hải quan bao gồm Tổng cục hải quan, Cục hải quan, Cục kiểm tra sau thông quan, Chi cục hải quan; Công chức quản lý thuế bao gồm công chức thuế, công chức hải quan; Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Luật mới này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020. Đối với quy định về hóa đơn; chứng từ điện tử của Luật mới này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2022. Luật mới cũng quy định về việc khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân áp dụng quy định về hóa đơn; chứng từ điện tử của Luật này trước ngày 01 tháng 7 năm 2022.

Luật mới được Quốc hội thông qua

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải trình bày Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Quản lý thuế (sửa đổi)

Đối với các khoản thuế được miễn, giảm, không thu; xóa nợ thuế phát sinh trước ngày 01 tháng 7 năm 2020 thì tiếp tục xử lý theo quy định của Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2012/QH13; Luật số 71/2014/QH13 và Luật số 106/2016/QH13.

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi)

Tại phiên họp, với 439/450 đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành (chiếm 90; 70 tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi).

Theo đó, Luật Đầu tư công(sửa đổi) quy định việc quản lý nhà nước về đầu tư công; quản lý và sử dụng vốn đầu tư công; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức; cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư công. Luật mới được áp dụng đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức; cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động đầu tư công, quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.

Về nguyên tắc quản lý đầu tư công, Luật mới quy định; Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công; Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội; kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 05 năm của đất nước và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch; Thực hiện đúng trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý và sử dụng vốn đầu tư công; 

Quản lý việc sử dụng vốn đầu tư công theo đúng quy định đối với từng nguồn vốn; bảo đảm đầu tư tập trung, đồng bộ, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả và khả năng cân đối nguồn lực; không để thất thoát, lãng phí; Bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động đầu tư công.

Luật mới quy định dự án quan trọng quốc gia là dự án đầu tư độc lập; hoặc cụm công trình liên kết chặt chẽ với nhau thuộc một trong các tiêu chí; Sử dụng vốn đầu tư công từ 10.000 tỷ đồng trở lên.

Ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường; bao gồm: Nhà máy điện hạt nhân; Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia; khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu; thực nghiệm khoa học từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển; bảo vệ môi trường từ 500 héc ta trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 héc ta trở lên;

Sử dụng đất có yêu cầu  chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mô từ 500 héc ta trở lên; Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi; từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác; Dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.

Về trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công thuộc thẩm quyền của Chính phủ; Luật quy định rõ: Giao đơn vị trực thuộc lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư; đơn vị có chức năng thẩm định hoặc thành lập Hội đồng để thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư; Hoàn thiện Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng liên ngành hoặc giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì; phối hợp với các cơ quan có liên quan thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư. Chủ chương trình hoàn chỉnh Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư theo ý kiến thẩm định quy định tại khoản 2 Điều này trình Chính phủ. Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư chương trình; bao gồm mục tiêu, phạm vi, quy mô, tổng vốn đầu tư, thời gian, tiến độ, cơ chế và giải pháp, chính sách thực hiện.

Về quy định chuyển tiếp, Luật Đầu tư công (sửa đổi) quy định; Chương trình, dự án đã được bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư được cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư trước ngày Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13; có hiệu lực thì phải thực hiện điều chỉnh quyết định đầu tư chương trình; dự án theo quy định của Luật này; Chương trình, dự án đã được quyết định chủ trương đầu tư; quyết định đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 mà chưa có trong kế hoạch đầu tư được cấp có thẩm quyền quyết định thì phải thực hiện điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư; quyết định đầu tư chương trình, dự án theo quy định của Luật mới này;

Chương trình, dự án đang trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định thì tiếp tục thực hiện việc lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành; Chỉ bố trí vốn kế hoạch đầu tư công để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản phát sinh trước ngày 31 tháng 12 năm 2014; Đối với kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020; các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương; được phép thực hiện và giải ngân đến hết 31 tháng 12 năm 2021.

Luật Đầu tư công (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020. Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Quốc hội chính thức thông qua Luật Kiến trúc

Chiều 13/6, theo chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV; dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển; Với 429/442 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,64% tổng số đại biểu Quốc hội; Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Kiến trúc.

Luật Kiến trúc gồm 5 chương 41 điều, quy định về quản lý kiến trúc, hành nghề kiến trúc; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động kiến trúc. Luật áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động kiến trúc và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; có liên quan đến hoạt động kiến trúc trên lãnh thổ Việt Nam.

Luật xác định ngày 27 tháng 4 hằng năm là ngày Kiến trúc Việt Nam.

Về bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc; Luật mới quy định bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc bao gồm đặc điểm, tính chất tiêu biểu; dấu ấn đặc trưng về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, văn hóa, nghệ thuật; thuần phong mỹ tục các dân tộc; kỹ thuật xây dựng và vật liệu xây dựng; được thể hiện trong các công trình kiến trúc, tạo nên một phong cách riêng của kiến trúc Việt Nam.

Căn cứ đặc điểm, tính chất tiêu biểu về văn hóa dân tộc của địa phương; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức nghiên cứu, khảo sát, đánh giá và quy định nội dung yêu cầu về bản sắc văn hóa dân tộc trong quy chế quản lý kiến trúc phù hợp với địa bàn quản lý. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc.

Về hành nghề kiến trúc; Luật mới phân định rõ việc hành nghề kiến trúc của cá nhân và hành nghề kiến trúc của tổ chức. Theo đó, kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân là kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc không thuộc tổ chức hành nghề kiến trúc; nhân danh cá nhân mình thực hiện các dịch vụ kiến trúc. Kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân thực hiện dịch vụ kiến trúc theo nội dung hợp đồng đã giao kết với tổ chức; cá nhân theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Tổ chức xã hội – nghề nghiệp về hành nghề kiến trúc, cơ sở nghiên cứu; cơ sở đào tạo về kiến trúc tổ chức thực hiện sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc.

Người nước ngoài được hành nghề kiến trúc tại Việt Nam khi có chứng chỉ hành nghề kiến trúc tại Việt Nam hoặc có chứng chỉ hành nghề kiến trúc đang có hiệu lực do cơ quan; tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp và được Việt Nam công nhận; chuyển đổi và tuân thủ pháp luật Việt Nam và Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề của Việt Nam.

Tổ chức hành nghề kiến trúc bao gồm văn phòng kiến trúc sư, tổ chức sự nghiệp; doanh nghiệp khác được tổ chức, hoạt động theo quy định của Luật này; Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Luật mới xác định rõ nội dung quản lý nhà nước về kiến trúc gồm ban hành; trình cơ quan có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về kiến trúc; Xây dựng, tổ chức thực hiện định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam; chiến lược, chương trình, đề án, kế hoạch trong hoạt động kiến trúc; Tổ chức, thống nhất quản lý kiến trúc đô thị và nông thôn; quản lý hành nghề kiến trúc; Cấp, gia hạn, thu hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề kiến trúc; quản lý thông tin, lưu trữ tài liệu trong hoạt động kiến trúc; Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về kiến trúc; Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hoạt động kiến trúc; 

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về kiến trúc; Hợp tác quốc tế về kiến trúc;  Xây dựng, quản lý lưu trữ hồ sơ, cơ sở dữ liệu; cung cấp thông tin phục vụ quản lý kiến trúc; Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng và xử lý vi phạm trong hoạt động kiến trúc.

Bên cạnh đó, Luật mới cũng quy định cụ thể trách nhiệm của Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ; trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý kiến trúc. Sau khi được Quốc hội thông qua; Luật Kiến trúc sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2020.

Còn tiếp

(028) 7777 9979