Nhân viên làm việc kém hiệu quả, nên làm thế nào?

Nhân viên làm việc kém hiệu quả, nên làm thế nào?

xử lý kỷ luật

Sau nhiều lần nhắc nhở, cảnh báo vì nhân viên có năng suất làm việc kém hiệu quả. Doanh nghiệp chỉ còn một phương án cuối cùng là mạnh tay xử lý các trường hợp này để làm gương cho nhân viên hoặc thanh lọc lại bộ máy nhân sự.

Vậy doanh nghiệp có thể xử lý nhân viên làm việc kém hiệu quả như thế nào?

1. Xử lý kỷ luật lao động

Theo khoản 2 Điều 5 Bộ luật lao động năm 2019, người lao động phải thực hiện nghĩa vụ theo như hợp đồng lao động đã ký kết bao gồm kỷ luật lao động, nội quy, tuân theo sự quản lý, giám sát của người sử dụng lao động.

Trong trường hợp không hoàn thành công việc do lỗi chủ quan từ phía người lao động, người sử dụng lao động có thể tiến hành xử lý kỷ luật lao động đối với người đó.

Người sử dụng lao động có thể xử lý kỷ luật đối với nhân viên có năng suất kém bằng các hình thức sau:

  • Khiển trách
  • Kéo dài thời hạn tăng lương (không quá 6 tháng)
  • Cách chức (với người lao động giữ chức vụ cao trong doanh nghiệp)
  • Sa thải: chỉ áp dụng sau khi NLĐ xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn tăng lương hoặc cách chức, tái phạm nhiều lần

Lưu ý: Để tiến hành xử lý kỷ luật đối với người lao động làm việc kém hiệu quả thì trước đó doanh nghiệp phải ghi nhận lỗi không hoàn thành công việc trong nội quy lao động thì mới tiến hành xử lý kỷ luật. Nếu nội quy lao động không quy định, doanh nghiệp sẽ bị phạt hành chính từ 20-40 triệu đồng.

2. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

làm việc kém hiệu quả

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu người lao động không đáp ứng được chất lượng công việc.

Doanh nghiệp cần lưu ý 2 điểm sau:

Doanh nghiệp phải ra thông báo bằng văn bản cho người lao động biết về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Đảm bảo thời gian báo cho người lao dộng theo khoản 2 Điều 36 Bộ luật lao động 2019:

  • Người làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn: Được báo trước ít nhất 45 ngày.
  • Người làm việc theo hợp đồng từ 12 đến 36 tháng: Được báo trước ít nhất 30 ngày.
  • Người làm việc theo hợp đồng dưới 12 tháng: Được báo trước ít nhất 03 ngày làm việc.

Lưu ý, để chấm dứt hợp đồng lao động vì lỗi thường xuyên không hoàn thành công việc, doanh nghiệp phải ban hành quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc hoặc các biên bản đánh giá hiệu suất làm việc, trong đó xác định các tiêu chí đánh giá một cách chi tiết, cụ thể.

Nếu không ban hành quy chế đánh giá thì chủ doanh nghiệp không có cơ sở hay tiêu chí để xác định người lao động làm việc có hiệu quả hay không. Nếu không có bất kỳ bằng chứng nào chứng minh người lao động làm việc kém hiệu quả mà đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động sẽ bị coi là đang làm trái pháp luật.

Hy vọng với một số cách thức trên sẽ giúp doanh nghiệp hiểu đúng luật và xử lý tình huống này một cách thỏa đáng. Vì nói cho cùng, người lao động đi làm để bán sức lao động và đến khi không còn phù hợp thì việc để họ rời đi luôn là một sự lựa chọn sáng suốt.

>>> Có thể bạn muốn xem

EMSC Giải pháp quản lý nhân sự hiệu quả

(028) 7777 9979