Quản trị thành công với 3 nguyên tắc vàng từ CEO Microsoft Satya Nadella

Quản trị thành công với 3 nguyên tắc vàng từ CEO Microsoft Satya Nadella

satya nadella

Từ một Microsoft bị xem là đã lỗi thời, CEO Satya Nadella đã vực dậy thành công Microsoft để trở thành công ty có giá trị vốn hoá lớn nhất thế giới. Với những thành tựu đạt được dưới thời CEO gốc Ấn này, Microsoft đã lấy lại vị thế của mình, không chỉ có lượng người dùng đăng ký nhiều hơn Netflix mà doanh thu điện toán đám mây cũng nhiều hơn Google. Năm 2019, Nadella đã được tạp chí Fortune vinh danh là doanh nhân của năm.

Nadella hiểu rằng, thành công không đến trong một sớm một chiều. Thay vào đo, người lãnh đạo cần phải tư duy dài hạn, vừa phải giep hạt giống trong tương lai, vừa phải đổi mới ngay hôm nay, trong khi không ngừng tiến về phía trước.

Dưới đây là 3 nguyên tắc hàng đầu của CEO Microsoft trong việc điều hành doanh nghiệp này.

1. Thay đổi văn hoá khi cần thiết

Một trong những bước đi táo bạo của Nadella khi trở thành CEO của Microsoft là thay đổi sứ mệnh lâu đời và lỗi thời của Microsoft là “Một chiếc máy tính trên bàn làm việc của mọi nhà” thành “Mang đến cho mỗi cá nhân và tổ chức trên thế giới sức mạnh để đạt được nhiều hơn nữa”.

Nhân sự ở Microsoft vẫn kế thừa và phát huy tinh thần đã có từ trước, nhưng dưới sự lãnh đạo của Nadella họ xem khách hàng là ưu tiên hàng đâu thay vì cố gắng đưa doanh nghiệp của mình thống lĩnh thị trường.

Ngoài ra, vị CEO này còn cải cách nhiều thứ khác như: cho phép hệ điều hành đối thủ Linux chạy trên dịch vụ đám mây Windows Azure, ra mắt Microsoft Office cho iPad của Apple, ra mắt ứng dụng cho iPhone và smartphone chạy hệ điều hành Android. Bên cạnh đó là việc bỏ qua Windows 9 để lên thẳng Windows 10, ra mắt Microsoft Surface Boo – laptop đầu tiên của Microsoft và kính 3 chiều HoloLens.

Ngoài việc thay đổi doanh nghiệp, ông cũng thúc đẩy nhân viên thay đổi suy nghĩ của mình. Đặt mong muốn và nhu cầu của khách hàng lên hàng đầu, suy nghĩ về Microsoft không phải đã 42 năm tuổi đời mà như những công ty mới khởi nghiệp. Khuyến khích nhân viên tư duy theo hướng mới và thay đổi những điều già cỗi.

Chính Nadella đã chỉ ra rằng, việc cứ tuân theo những tư duy lỗi thời và cứng nhắc có thể là “liều thuốc độc” khiến doanh nghiệp chết dần. Thay đổi và sáng tạo chính là thuốc giải kịp thời và hiệu quả nhất cho doanh nghiệp.

2. Hành động nhanh, suy nghĩ chậm

Trong một thế giới hiện đại và đầy biến động, Nadella hiểu rằng đưa ra quyết định khi đã chắc chắn 100% là quá chậm. Vị CEO rất coi trọng việc ra quyết định nhanh chóng; trong đó mức độ tin cậy chỉ đạt 80% là đã đủ để hành động. Kết quả kinh doanh xuất sắc của Microsoft vào năm 2017 là minh chứng rõ nét cho việc hành động nhanh, suy nghĩ chậm.

Cloud Services – một trong những lĩnh vực mà Microsoft khi đó vốn không hoàn toàn chắc chắn, hiện đã chiếm hơn 30% tổng doanh thu của công ty, với mức sử dụng tăng gấp đôi trong năm 2018.

3. “Cái gì cũng học” đánh bại “Cái gì cũng biết”

Microsoft đã từng có 10 năm lạc lỗi khi sợi dây liên kết giữa khách hàng và công ty gần như bị cắt đứt, bản thân Microsoft rơi vào khủng hoảng trong việc xác định lại mục tiêu của doanh nghiệp. Thêm vào đó làn sóng cải tiến dồn dập từ Google và App Store cho đến Iphone, điện thoại, máy tính bảng gần như san bằng đường cong tăng trưởng đế chế phần mềm máy tính huyền thoại một thời.

Khi Nadella trở thành CEO mới, ông đã tuyên bố từ thời điểm này, Microsoft sẽ trở thành một công ty “học tất cả mọi thứ” thay vì một công ty “biết tất cả mọi thứ” như trước đây. Đồng nghĩa với việc mỗi nhân viên sẽ trải qua mỗi ngày làm việc với sự học hỏi, khám phá và thử nghiệm nhiều cái mới.

ceo satya nadella
ceo satya nadella da giup microsoft tro thanh cong ty gia tri nhat the gioi nhu the nao 07 .8369

Đối với Nadella, điều này có nghĩa là phải luôn tìm câu trả lời cho 3 câu hỏi sau:

– Chúng ta đang tạo ra các sản phẩm, dịch vụ hay mô hình kinh doanh mới thành công như thế nào?

– Chúng ta đang thích nghi với những thay đổi và đột phá mới hiệu quả như thế nào?

– Văn hóa của công ty chúng ta có đang trân trọng sự mạo hiểm, tinh thần học hỏi và thất bại không ngoan hay không?

Theo Doanh nhân online

Sưu tầm bởi EMSC – Giải pháp quản lý nhân sự hiệu quả

(028) 7777 9979