Ảnh hưởng của niềm tin và tốc độ đến việc lãnh đạo hiệu quả

Ảnh hưởng của niềm tin và tốc độ đến việc lãnh đạo hiệu quả

niem tin va toc do

niem tin va toc do

Niềm tin là gì và tốc độ là gì? Có bao giờ bạn thử lý giải hai khái niệm trên và tìm ra mối liên hệ giữa chúng không? Hãy cùng EMSC tìm hiểu thêm về hai phạm trù trên dựa vào những chia sẻ thú vị trong bài viết về Sự liên kết giữa tốc độ và niềm tin trên tạp chí Forbes của Joseph Folkman – diễn giả và là người đồng sáng lập Zenger Folkman (Hoa Kỳ).

Vào khoảng đầu năm 2017, Jack Zenger và Joe Folkman – hai nhà đồng sáng lập Zenger Folkman đã cho ra mắt cuốn sách có tựa đề Tốc độ (Speed) nhằm chia sẻ những khám phá về sự ảnh hưởng của “tốc độ” đối với việc lãnh đạo hiệu quả. Hai ông nhận thấy rằng các lãnh đạo thường được xếp ở phân vị thứ 75 về tốc độ sẽ được đánh giá hiệu quả tổng thể gấp đôi, thu hút được nhiều nhân lực hơn và cũng nhận được đánh giá tích cực về hiệu suất làm việc hơn. Lãnh đạo nào “tốc độ” hơn thì sẽ nhận được các thành tích khả quan hơn.

Vì Jack và Joseph đã có được một thước đo tuyệt vời ở cả niềm tin và tốc độ nên họ nghĩ rằng sẽ rất thú vị khi nhìn vào sự tác động qua lại của hai khía cạnh trên từ những dữ liệu thu được về các lãnh đạo trên toàn cầu. Dữ liệu gồm các đánh giá tổng quát 360 độ từ các cấp chuyên môn như quản lý, đồng nghiệp và người báo cáo trực tiếp. Trung bình một lãnh đạo thường được đánh giá bởi 13 người khác. Biểu đồ dưới đây cho thấy, những lãnh đạo ít nhận được sự tin tưởng nhất (phân vị 1 đến phân vị 9) thường có xếp hạng tốc độ ở phân vị thứ 22 trong khi những người có được nhiều sự tin tưởng nhất (phân vị 90 đến 100) thường có xếp hạng tốc độ ở phân vị thứ 79.

Ảnh hưởng của niềm tin và tốc độ

Rõ ràng từ những dữ liệu trên ta có thể thấy rằng, những lãnh đạo được tin tưởng nhiều nhất cũng là những người được đánh giá là có “tốc độ” nhanh hơn.

Cải thiện cả sự tin tưởng và tốc độ

Mọi người thường cho rằng cải thiện sự tin tưởng của bản thân sẽ đặt nền tảng cho sự phát triển về tốc độ. Khi bạn đánh mất niềm tin của người khác dành cho mình, thường rất khó để đạt được tốc độ cao trong việc hợp tác. Niềm tin chính là thứ đặt nền tảng giúp mọi người đạt tốc độ nhanh hơn. Sau khi thực hiện một nghiên cứu mang tính bao quát ở cả niềm tin và tốc độ, Jack Zenger và Joseph Folkman đã nhận thấy một biện pháp chung để cải thiện cả hai vấn đề trên.

Về Tốc độ, Jack Zenger và Joseph Folkman thấy rằng nếu có chuyên môn cao thì lãnh đạo sẽ có khả năng bứt phá về tốc độ nhiều hơn. Hầu hết chúng ta đều sẽ khá bỡ ngỡ trong lần đầu thử làm một việc gì đó và Joseph Folkman cũng vậy. Khoảng vài năm trước đây, ông có đặt mua một chiếc xe đạp. Trước khi tiến hành lắp ráp, ông đã đọc kĩ hướng dẫn và tham khảo qua cách lắp ráp những chiếc xe khác mà ông có.

Quá trình lắp ráp diễn ra khoảng 4 giờ đồng hồ, và không may mắn là ông đã không thể hoàn thiện chiếc xe đạp như mong muốn. Thế nhưng con trai ông – người có nhiều năm kinh nghiệm làm việc ở một cửa hàng xe đạp – lại chỉ mất khoảng 15 phút để lắp chiếc xe đúng theo hướng dẫn. Kiến thức và kinh nghiệm bổ trợ cho nhau giúp hoàn thành công việc nhanh chóng hơn. Nếu lần đầu ta thử trải nghiệm một quy trình hay một phần mềm mới thì thường sẽ rất khó khăn và chậm chạp; nhưng với lần tiếp theo thì tốc độ sẽ cải thiện hơn và, một khi đã biết rõ quy trình vận hành của chúng, ta sẽ sớm trở thành một chuyên gia.

Với những nghiên cứu về sự tin tưởng, Jack Zenger và Joseph Folkman lại nhận ra rằng kiến thức và chuyên môn là một trong ba nhân tố giúp tạo nên niềm tin. Ví dụ như khi người chồng khuyên vợ của mình hạn chế ăn đồ ăn dầu mỡ để tránh các bệnh về tim mạch thì người vợ nhiều khả năng sẽ không nghe nhưng nếu lời khuyên đó xuất phát từ bác sĩ y khoa thì người vợ sẽ nghe và bắt đầu có những thay đổi đáng kể trong cách sống hằng ngày của mình.

Thường thì những quyết định khó khăn, gây ra nhiều tranh luận trong tổ chức sẽ nhanh chóng được giải quyết khi một người có chuyên môn và kinh nghiệm đưa ra quan điểm của họ. Mọi người sẽ tin tưởng vào các quyết định trên bởi kiến thức của những cá nhân có chuyên môn, đồng thời, tốc độ của tổ chức cũng được thúc đẩy đi lên.

Một khác biệt thú vị trong việc tác động của chuyên môn đến tốc độ và niềm tin chính là, chuyên môn là một trong tám phương án giúp cải thiện tốc độ. Cả tám phương án trên luôn đi cùng nhau, nhưng bạn có thể lựa chọn một phương án mà bạn muốn sử dụng nhất. Về sự tin tưởng, chuyên môn chính là thành phần tất yếu. Khảo sát của Jack Zenger và Joseph Folkman cho thấy nếu người đã có được nhiều sự tin tưởng từ người khác thì chuyên môn thường trên mức trung bình. Người có chuyên môn chưa tốt thì sẽ ít được tin tưởng hơn.

Ngày nay, mọi người thường quan điểm rằng chuyên môn thì thường ít ảnh hưởng đến công việc. Họ chỉ chủ trương trang bị cho mình các kỹ năng mềm mà đôi khi quên mất rằng, chuyên môn và kinh nghiệm, chính là tài sản quý giá không thể thay thế được của bất kỳ nhân viên nào. Đầu tư thời gian học hỏi chuyên môn làm cho ta tích lũy được nhiều kinh nghiệm, thăng tiến nhanh hơn và tạo được niềm tin với người khác.

Sưu tầm bởi EMSCGiải pháp quản lý nhân sự hiệu quả

Rate this post
(028) 7777 9979