Things to do when firing employees

sa thai nhan vien

sa thai nhan vien

Sa thải nhân viên là việc mà không một công ty nào muốn bởi sự tổn thất về nhân sự và hiệu quả về công việc trong tương lai. Tuy nhiên trong tình hình hiện nay, sự hoành hành của dịch Covid-19 ngày càng khiến cho các doanh nghiệp điêu đứng. Họ không còn giải pháp nào thay thế ngoài việc đưa ra quyết định đau lòng là cắt giảm, sa thải nhân viên.

Có rất nhiều lý do khác dẫn đến việc sa thải một nhân viên. Có thể là do năng lực của nhân viên chưa đáp ứng nhu cầu, vi phạm chinh sách công ty, hoặc có thể do từ phía doanh nghiệp khi ban lãnh đạo muốn cắt giảm chi phí và thu hồi vốn doanh nghiệp. Dù có là lý do gì đi nữa thì sa thải chưa bao giờ là việc dễ dàng với cả đôi bên.

Để giải quyết vấn đề sa thải, người quản lý phải nỗ lực rất nhiều. Hãy chuẩn bị kĩ cho quy trình sa thải, nắm bắt nghệ thuật thông báo quyết định sa thải, bỏ qua sự dằn vặt của bản thân và thẳng thắn với nhân viên sẽ là những cách tốt nhất để vấn đề sa thải không còn quá khó khăn.

Chuẩn bị quy trình sa thải nhân viên

Dù nhân viên còn tiếp tục làm việc ở công ty hay không thì bạn vẫn phải tỏ ra là một người chuyên nghiệp và đưa ra phương án giải quyết nhanh gọn. Việc này có thể sẽ không hề dễ dàng thế nhưng khi đã quyết định, hãy tỏ ra dứt khoát để tránh gây khó xử cho đôi bên.

Các công ty nên cân nhắc những yêu cầu của nhân viên bị sa thải bởi bất kì sự cam kết nào đang còn hiệu lực đều ảnh hưởng đến việc duy trì, đảm bảo bí mật cho các công việc kinh doanh. Điều này có thể giúp công ty tránh khỏi những vụ kiện tụng không đáng có.

Bước 1: thông báo cho bộ phận HR

Bước 2: Tổ chức cuộc họp với nhân viên

Bước 3: Thông báo về quyết định sa thải

Bước 4: Review quá trình làm việc của nhân viên

Bước 5: Giải thích lý do

Bước 6: Ký kết lại các giấy tờ liên quan

Bước 7: Cảm ơn và chúc nhân viên thành công

Đánh giá nhân viên với thái độ khách quan

Những điều cần làm khi sa thải một nhân viên

Với bất kỳ quyết định sa thải nào, bạn cũng phải dựa trên những đánh giá khách quan nhất. Đôi bên hãy ngồi phân tích lại những kết quả đạt và không đạt mà nhân viên mang lại cho công ty.

Người quản lý có thể lập bảng so sánh yêu cầu và kết quả làm được trong công việc. Bạn cũng có thể hỏi trưởng nhóm, các nhân viên khác để ghi nhận ý kiến khách quan. Đánh giá tại sao lại quyết định sa thải nhân viên đó mà không phải người khác.

Thông báo sa thải trên tinh thần tôn trọng nhân viên

Dù vì lý do gì đi nữa khiến nhân viên bị sa thải, họ cũng đã từng có thời gian gắn bó và cống hiến với công ty. Vậy nên, hãy để họ ra đi với thái độ tôn trọng và lịch sự.

Bạn có thể gửi thông báo ghi nhận những đóng góp và cảm ơn vì sự nỗ lực của nhân viên suốt thời gian qua. Điều này sẽ giúp công ty có được sự tôn trọng và hình ảnh đẹp trong lòng nhân viên.

Chuẩn bị đón nhận cảm xúc từ nhân viên

Nhận được tin sa thải không mấy hay ho từ bộ phận HR, chắc hẳn bạn sẽ thấy được những cảm xúc của nhân viên mà bình thường chẳng bao giờ bạn thấy được: shock, buồn bã, khóc, tức giận hay năn nỉ.

Có thể bạn sẽ cảm thấy bất ngờ, bối rối hay khó chịu trước những phản ứng này của nhân viên. Hãy động viên họ, khen ngợi họ, thay vì khiến mọi chuyện trở nên khó khăn hơn bằng những lời trách móc không cần thiết. Họ thực sự cần lời cảm thông và thời gian để bình tĩnh đón nhận.

Bạn có thể giới thiệu, gợi ý một vài vị trí còn trống từ những mối quan hệ của bạn trong cộng đồng nhân sự để giúp đỡ họ vượt qua tình trạng khó khăn này.

Thanh toán đầy đủ các khoản chi phí

Những điều cần làm khi sa thải một nhân viên

Phần lớn những khiếu nại của người bị sa thải liên quan đến việc không chi trả các khoản chi phí sau khi thôi việc. Vì vậy, nếu nhân viên còn những những khoản lương, thưởng ưu đãi hay tiền ứng trước phục vụ cho công việc của công ty thì họ hoàn toàn có thể lên tiếng đề nghị phòng hành chính nhân sự, kế toán… thanh toán.

Đừng vì một khoản tiền nhỏ mà tốn kém những chi phí lớn hơn vào các vụ kiện tụng không đáng có.

Không nên quá khắt khe với bản thân

Tất cả nhân sự đều trải qua cảm giác lo lắng và tội lỗi mỗi khi ra quyết định sa thải một ai đó. Lương tâm cắn rứt khiến họ cảm thấy bản thân thật vô tâm và bất lực khi tước đi nguồn thu nhập của một ai đó; nhất là trong tình cảnh hiện nay Covid-19 khiến nhiều người phải mất việc.

Tuy nhiên đừng để cảm xúc này ám ảnh bạn quá nhiều. Trong quá trình nhân viên làm việc, hãy tìm cách cảnh báo với nhân viên về vấn đề cải thiện hiệu suất làm việc. Nếu nhà quản lý nhân sự đã cố gắng hết sức nhưng nhân viên làm việc không hiệu quả, họ sẽ không cảm thấy có nhiều tội lỗi bởi ít ra họ cũng đã làm mọi cách để tạo cơ hội cho nhân viên.

Hãy tâm sự với người thân, nghe nhạc, đọc sách hoặc làm những thứ mình thích để giải toả bớt tâm trạng hiện tại. Hơn nữa đây cũng là một trông những yêu cầu của nghề nhân sự, hãy tập làm quen và thích nghi với nó.

>>> Xem thêm: Doanh nghiệp các ngành ứng phó như thế nào trong dịch Covid-19

>>> Xem thêm: Giải pháp phần mềm nhân sự tốt nhất hiện nay

Sưu tầm bới EMSC – Phần mềm nhân sự Online hiệu quả

Rate this post
(028) 7777 9979