7 steps to help HR develop career amid the outbreak of Covid 19

7 steps to help HR develop career amid the outbreak of Covid 19

hr phat trien su nghiep

hr phat trien su nghiep

Đã có rất nhiều dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đã và đang bước vào giai đoạn tăm tối kể từ khi dịch Corona bùng phát ở Trung Quốc từ cuối năm 2019 cho đến nay. Toàn cầu đang phải gồng mình chống lại sự lây lan nhanh chóng của đại dịch này. Doanh nghiệp đóng cửa, cắt giảm nhân sự, kinh tế suy thoái, bất kì ai cũng có thể mất việc. Vậy sao không nhân cơ hội này để phát triển bản thân và biến mình thành những người không thể thay thế.

Sau đây là 7 bước HR cần làm để đương đầu với suy thoái nhưng vẫn có thể phát triển sự nghiệp.

1. Update CV

Đã bao lâu rồi bạn không ngó qua CV thì đây là lúc bạn cần “thiết kế” lại CV của mình rồi đấy. Cập nhật thêm những thành tích nổi bật trong công việc  (ví dụ như giảm tỉ lệ nghỉ việc 20% hoặc kế hoạch phân bố nhân sự giúp doanh nghiệp vượt qua đại dịch Covid19), hãy bỏ những kỹ năng và kiến thức lỗi thời. Profile trên Linkedin chắc chắn là một công cụ không thể thiếu của một quản trị nhân sự chuyên nghiệp, đừng bỏ qua nó nhé!

2. Kết nối lại các mối quan hệ cũ

Kết nối lại các mối quan hệ cũ
Kết nối lại các mối quan hệ cũ

Đây là thời gian thích hợp để bạn hỏi thăm và tìm hiểu về bạn bè, người quen mà lâu rồi bạn chưa có cơ hội trò chuyện. Mối quan hệ là một yếu tố quan trọng giúp ích rất nhiều khi bạn là một nhân sự chuyên nghiệp để khi cần thiết bạn có thể nhờ giới thiệu Job, xác minh thông tin hoặc lôi kéo người giỏi về với đội của mình. Ví dụ như đã lâu rồi không nghe tin tức từ bạn, dạo này dịch có ảnh hưởng gì đến bạn không? Sau đó hãy đề nghị một cuộc điện thoại trò chuyện hỏi thăm. Rất đơn giản và nhanh chóng đúng không nào!

3. Nhân sự chuyên nghiệp sẽ biết cách làm bạn với sếp

Không ngạc nhiên nếu quản lý ưu ái và đối xử thiên vị một chút khi cân nhắc tăng lương hoặc thăng chức. Được yêu thích cũng là một yếu tố quan trọng để tồn tại. Nếu cấp trên không thích bạn, chắc hẳn bạn sẽ nằm trong danh sách những người cần cắt giảm. Nhưng thay vì dành thời gian chỉ để đi a dua, nịnh sếp hãy tỏ ra thành tâm và mong muốn được làm bạn với sếp.

Tìm một điểm chung luôn là cách nhanh nhất để thân thiết với một ai đó. Bạn có thể tìm một sở thích chung với sếp như một môn thể thao nào đó, một sự kiện sắp tổ chức hay đơn giản là chỉ cần hỏi thăm về mối quan tâm của họ ví dụ như:  nghe nói chương trình yêu thích của anh vừa mới bị hoãn lại?

4. Thường xuyên cập nhật công việc với cấp trên

Dù tài ăn nói của bạn có giỏi đến đâu nhưng quan trọng vẫn là kết quả công việc bạn làm được. Hãy chủ động đặt lịch họp với sếp để chứng minh thành quả bạn mang lại cho công ty là gì. Mỗi người sếp có tiêu chí riêng về hiệu quả nên bạn cần làm rõ thành công nào có ý nghĩa với sếp mình.

5. Tăng cường hình ảnh cá nhân – Nhà quản trị nhân sự chuyên nghiệp

Hãy làm cá nhân nổi bật so với các đồng nghiệp bằng cách đề xuất tham dự những buổi họp quan trọng. Bạn sẽ có cơ hội làm việc và tiếp xúc với các lãnh đạo cấp cao, học hỏi và có kế hoạch phát triển sự nghiệp HR. Thử nghĩ xem nếu cấp trên không biết bạn là ai, bạn sẽ có nguy cơ nằm trong diện sa thải sắp tới.

Thường xuyên tham gia các sự kiện và hoạt động cũng giúp bạn trở thành một nhân viên có giá trị và không thể thiếu. Những việc sau giúp bạn có thể trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của mình.

  • Tham gia các hiệp hội nhân sự, các group nhân sự để chia sẻ kinh nghiệm của bản thân và học hỏi, tìm hiểu thêm nhiều điều bổ ích trong ngành
  • Phát biểu tại các diễn đàn, hội thảo với các chủ đề mà mình đam mê và có hứng thú.
  • Xuất hiện như một chuyên gia trên mạng xã hội bằng các viết blog chia sẻ quan điểm cá nhân, những chia sẻ bổ ích sưu tầm được hoặc đơn giản là hỏi han về một vấn đề nào đó.

6. Chuẩn bị cho tình huống rủi ro

Tìm thêm công việc tay trái như tư vấn quản trị nhân sự chuyên nghiệp hoặc làm về công tác tuyển dụng nếu chẳng may bạn có bị buộc thôi việc đột ngột.

Lập kế hoạch về quản trị rủi ro để bạn có thể lường trước các tình huống không có lợi xảy ra để ngay lập tức có biện pháp giải quyết. Bắt đầu bằng việc liệt kê tất cả các rủi ro, tìm phương án giải quyết và chuẩn bị cho các phương án đó.

Quỹ dự phòng để chi trả phí sinh hoạt và quỹ dành để phát triển sự nghiệp HR
quỹ dự phòng để chi trả phí sinh hoạt và quỹ dành để phát triển sự nghiệp bản thân

Trong trường hợp không may bị mất việc, bạn cũng cần quỹ dự phòng để chi trả phí sinh hoạt và dành để phát triển sự nghiệp HR của mình trong khi tìm công việc mới. Hãy đảm bảo khoản tiết kiệm của bạn vẫn giúp bạn xoay sở được dù không đi làm ít nhất là 3 tháng.

7. Phát triển các kỹ năng của một nhà quản trị nhân sự chuyên nghiệp

Hãy bắt đầu tìm hiểu về công nghệ AI, phân tích dữ liệu và điện toán đám mây là ba nhóm quan trọng nhất của công nghệ nhân sự ngày nay. Nhiều nhà tuyển dụng mới tìm kiếm người làm nhân sự hiểu biết về việc triển khai và quản lý thông tin nhân sự số hoá để áp dụng công nghệ vào việc lưu trữ hồ sơ, lương thưởng, phúc lợi một cách tự động và nhanh chóng. Ngày càng nhiều công ty chuyển sang tìm kiếm các giải pháp quản lý nhân sự điện toán đám mây để lưu trữ và xử lý nhanh việc tính lương, chấm công, hồ sơ nhân viên như phần mềm quản lý nhân sự HRIS.

Thế giới không bao giờ ngừng phát triển và đi lên cho dù nền kinh tế có suy thoái thì cũng sẽ hồi phục. Hãy tự trang bị những kiến thức mới đáp ứng công việc để bạn có một bệ phóng vững chắc trong tương lại.

>>> Xem thêm: Giải pháp phần mềm quản lý nhân sự HRIS là gì?

>>> Xem thêm: Phần mềm quản lý nhân sự Online tốt nhất hiện nay

Sưu tầm bởi EMSC

(028) 7777 9979