Thay Đổi Quy Định BHXH: Ngừng Rút Một Lần Từ 01/01/2025. Có phải sự thật?

Thay Đổi Quy Định BHXH: Ngừng Rút Một Lần Từ 01/01/2025. Có phải sự thật?

luat BHXH

Rút bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm của người lao động; nhất là có thông tin dự thảo Luật sửa đổi đề xuất không được rút BHXH 1 lần từ năm 2025. Sự thật là như thế nào?

Thực hư thông tin không được rút BHXH 1 lần từ 2025

Tại dự án Luật BHXH sửa đổi mới đây nhất đã có nhiều thay đổi liên quan đến quyền lợi của người lao động đóng BHXH.

Thông tin không được rút BHXH 1 lần từ năm 2025 đã gây hoang mang cho rất nhiều người lao động. Tuy nhiên cần hiểu đúng về thông tin này như sau:

  • Đối với người tham gia BHXH từ trước khi Luật BHXH có hiệu lực: Người lao động sẽ được chọn giữa bảo lưu thời gian tham gia BHXH để hưởng lương hưu hoặc nhận BHXH 1 lần nếu có nhu cầu.
  • Đối với người bắt đầu tham gia BHXH từ ngày Luật BHXH sửa đổi có hiệu lực: Người lao động không còn được rút BHXH 1 lần nếu không thuộc các trường hợp như hưởng lương hưu,…

Như vậy, nếu đề xuất Luật được thông qua thì phải đến năm 2025 mới chính thức áp dụng; và các đối tượng đóng BHXH trước đó vẫn có thể lựa chọn rút BHXH 1 lần nếu có nhu cầu.

Dự thảo Luật đề xuất thay đổi như thế nào

Cụ thể, dự thảo Luật đã đề xuất 02 phương án hưởng BHXH một lần như sau:

* Phương án 1: Đề xuất 02 nhóm người lao động khác nhau hưởng BHXH một lần, cụ thể:

– Nhóm 1:

Đối với người lao động đã tham gia BHXH trước khi Luật BHXH sửa đổi có hiệu lực: Sau 12 tháng nghỉ việc; có nhu cầu thì được nhận BHXH một lần.

– Nhóm 2:

Đối với người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày Luật BHXH sửa đổi có hiệu lực thì không được nhận BHXH một lần; trừ các trường hợp:

  • Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ năm đóng để hưởng lương hưu;
  • Ra nước ngoài để định cư;
  • Bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng theo quy định tại Điều 60 Luật BHXH hiện hành như: Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS…

* Phương án 2: Đề xuất người được hưởng BHXH một lần thuộc trường hợp:

– Sau 12 tháng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc; không tham gia BHXH tự nguyện và có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm mà có yêu cầu thì được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào Quỹ Hưu trí và tử tuất.

– Thời gian đóng BHXH còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ BHXH.

2. Nhiều sửa đổi quan trọng khác liên quan đến BHXH

Luật BHXH

Bên cạnh quy định về hưởng BHXH một lần; dự thảo Luật BHXH sửa đổi còn sửa đổi, bổ sung nhiều vấn đề quan trọng khác liên quan đến BHXH như:

Bổ sung 05 nhóm tham gia BHXH bắt buộc gồm:

  • Chủ hộ kinh doanh (có đăng ký kinh doanh);
  • Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn Nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương;
  • người lao động làm việc không trọn thời gian (người lao động làm việc theo chế độ linh hoạt);
  • Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố tương tự như đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
  • Trường hợp không giao kết hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên phù hợp với Bộ luật Lao động 2019.

Giảm thời gian đóng BHXH tối thiểu:

Theo đó, dự thảo Luật BHXH sửa đổi đã sửa đổi theo hướng quy định người lao động khi đủ tuổi nghỉ hưu mà có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm trở lên thì được hưởng lương hưu hằng tháng.

Hiện nay, căn cứ Điều 219 Bộ luật Lao động; người lao động muốn được hưởng lương hưu phải đóng bảo hiểm xã hội với số năm như sau:

  • Người lao động làm cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách cấp xã: Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên.
  • Người lao động khác: Đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm trở lên.

Các thông tin nêu trên được lấy từ dự thảo Luật BHXH sửa đổi và chưa có hiệu lực áp dụng. Theo Luật Việt Nam

Sưu tầm bởi EMSCGiải pháp quản lý nhân sự hiệu quả

(028) 7777 9979