Từ ngày 01/04/2020 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc giãn cách xã hội, hạn chế tập trung nơi đông người. Các doanh nghiệp đã hướng tới chính sách cho người lao động làm việc online. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn đang gặp nhiều vướng mắc trong vấn đề nhận lương và trả lương làm việc tại nhà cho người lao động. Vậy doanh nghiệp sẽ trả lương như thế nào?
Theo điều 96 Bộ Luật Lao Động 2012, Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.
Trong đó, tiền lương là khoảng tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thoả thuận, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các thoả thuận khác.
Như vậy, nếu không có bất cứ sự thay đổi nào thì người sử dụng lao động phải trả đủ lương cho người lao động theo thoả thuận đã ghi trong hợp đồng lao động.
Trong thời buổi kinh tế khó khăn, nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp gỡ khó, pháp luật cho phép người sử dụng lao động được tay đổi tiền lương của người lao động trong 02 trường hợp.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn giải quyết chế độ và trả lương cho người lao động ngừng việc do dịch Covid 19
Theo điều 31 Bộ Luật Lao Động 2012 nêu rõ, khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh… người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.
Áp dụng những quy định trên cho thấy, dù cho người lao động có làm việc ở nhà thì doanh nghiệp cũng chỉ được giảm lương khi chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động.
Thay vì chuyển đổi công việc của người lao động, doanh nghiệp có thể thoả thuận với người lao động để sửa đổi điều khoản về tiền lương trong hợp đồng lao động.
Điều 35 Bộ Luật Lao Động 2012 nêu rõ nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì cần thông báo cho bên kia trước ít nhất 3 ngày.
Với quy định này thì doanh nghiệp chỉ có thể giảm lương của người lao động khi được sự đồng ý của người lao động. Trường hợp người lao động không dồng ý thì doanh nghiệp vẫn phải trả đủ lương làm việc tại nhà cho người lao động.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục tạm ngừng đóng BHXH do dịch Covid-19
>>> Xem thêm: Phần mềm quản lý nhân sự hiệu quả nhất hiện nay
Sưu tầm bởi EMSC – Giải pháp phần mềm quản lý nhân sự