Trong cuốn Sức mạnh của sự công nhận (tựa tiếng Anh: O great one: A little story about the awesome power of recognition), tác giả David Novak – nhà đồng sáng lập, nguyên CEO Công ty kinh doanh nhà hàng thức ăn nhanh thuộc danh sách Fortune 500 YUM! Brands – đã truyền đạt những kinh nghiệm để xây dựng một môi trường làm việc dựa trên sự công nhận, thông qua đó mang đến nhiều thành công trong kinh doanh.
Dưới đây là các nguyên tắc cơ bản để chúng ta có thể sử dụng sự công nhận nhằm thúc đẩy những người xung quanh, trích từ một trong những cuốn sách hay về kinh doanh nên đọc để thành công – Sức mạnh của sự công nhận của David Novak:
Bạn phải cho mọi người thấy bạn quan tâm đến họ trước khi bạn có thể mong đợi bất cứ điều gì từ họ.
Mọi người sẽ không tin rằng bạn quan tâm đến họ nếu bạn không dành thời gian để lắng nghe và thừa nhận những gì họ nói. Ngoài ra, bạn có thể yên tâm rằng mọi người sẽ biết điều gì đó mà bạn không biết. Vì vậy, tất cả mọi người đều xứng đáng được lắng nghe.
Những ý tưởng tuyệt vời không phải luôn đến từ những người có kinh nghiệm nhiều nhất hay có vị trí cao nhất trong phòng. Thực tế, không phải lúc nào họ cũng vậy. Những ý tưởng tuyệt vời là rất cần thiết cho sự thành công của bất kỳ công ty nào, vì vậy chúng cần phải được tìm kiếm và hỗ trợ.
Một ý tưởng tốt chỉ đơn giản là một ý tưởng tốt dù cho nó xuất phát từ đâu. Vì vậy tất cả mọi người đều nên được xem như một nguồn tiềm năng cho ý tưởng.
Các lãnh đạo tuyệt vời tán dương các ý tưởng của nhân viên nói riêng và của người khác rất nhiều, thậm chí nhiều hơn của bản thân và họ làm điều đó một cách tự nhiên, thật sự xuất phát từ trái tim. Thực tế, càng tự nhiên càng tốt.
Đừng chờ đợi các cuộc họp hằng tháng hay các đánh giá hiệu quả thường niên để cho một người nào đó thấy bạn đánh giá cao công việc họ làm hoặc tin vào ý tưởng mà họ đã đưa ra. Cơ hội để công nhận công việc hoàn thành tốt có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vì vậy hãy tìm cơ hội và hiện thực hóa.
Không nên khen thưởng môt người nào đó chỉ vì họ có thâm niên lâu. Lý do tại sao bạn công nhận ai đó phải gắn trực tiếp với các mục đích và mục tiêu thực tế mà bạn hoặc tổ chức của bạn đang cố gắng để đạt được.
Khen thưởng những điều không đúng thì bạn sẽ gửi thông điệp sai lầm về những gì quan trọng nhất với bạn và tổ chức. Và hãy tin sự công nhận không làm cho bạn rơi vào hiệu suất kém.
Hãy làm kinh doanh nghiêm túc chứ không phải là nghiêm túc với chính bản thân. Mọi người sẽ muốn được tham gia vào sự công nhận nếu bạn tạo ra những trải nghiệm chia sẻ mang lại niềm vui cho tất cả mọi người, cho dù họ là người được công nhận hay không.
Điều này có nghĩa là làm cho sự công nhận mang tính cá nhân với bạn và người mà bạn sẽ công nhận. Đừng chỉ đưa ra giấy khen điển hình khi bạn công nhận sự đóng góp của một ai đó. Hãy đặt dấu ấn cá nhân của bạn lên giải thưởng mà bạn sẽ tặng. Điều này sẽ làm cho nó có ý nghĩa hơn, đáng nhớ và mang lại niềm vui cho bạn và cả những người xung quanh bạn.
Và hãy chắc chắn cá nhân hóa mỗi giải thưởng bằng cách cụ thể hóa về những gì người đó đã thực hiện để đạt được nó.
Bất chấp tuổi tác, địa vị, quốc tịch nào…, tất cả mọi người đều thích được công nhận vì những gì họ đã làm tốt.
Đừng nghĩ sự công nhận cũng như những thứ khác trên danh sách công việc mà bạn phải làm ở vị trí là một lãnh đạo hay quản lý. Khi thực hiện đúng cách, đưa ra sự công nhận sẽ là đặc ân nuôi dưỡng tâm hồn của con người và làm cho họ cảm thấy bản thân thật tuyệt vời. Và bằng cách nuôi dưỡng tâm hồn của những người khác, bạn cũng sẽ nuôi dưỡng tâm hồn của chính mình. Nó tốt cho cả người cho và người nhận.
Hai từ có sức mạnh nhất là “cảm ơn” và “bạn”. Hai từ này đều rất dễ nói và chẳng mất phí, vì vậy hãy sử dụng chúng thường xuyên!