7 điều cần lưu ý khi tới hạn quyết toán thuế thu nhập cá nhân

7 điều cần lưu ý khi tới hạn quyết toán thuế thu nhập cá nhân

7 dieu quyet toan thue ca nhan

1. Thời hạn quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Hạn quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với kỳ tính thuế 2023 được chia thành 02 trường hợp:

1.1 Tự quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân chậm nhất: ngày cuối cùng của tháng 4/2023.

Riêng đối với trường hợp người lao động có phát sinh hoàn thuế thu nhập cá nhân nhưng chậm nộp tờ khai quyết toán thuế thì không áp dụng phạt vi phạm khai quyết toán thuế quá hạn (theo khoản 4 Điều 28 Thông tư 111/2013/TT-BTC).

1.2 Ủy quyền quyết toán thuế

Đối với tổ chức trả thu nhập, thời hạn hộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng 3/2023 hoặc ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Do đó, thời hạn quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2023 là:

– Hồ sơ quyết toán thuế năm: Chậm nhất 31/3/2023.

– Cá nhân trực tiếp quyết toán thuế: Chậm nhất 04/5/2023 do ngày 30/4/2023 là ngày nghỉ lễ.

2. Cách tính thuế thu nhập từ tiền lương, tiền công

Tuỳ vào từng đối tượng nộp thuế lại có cách tính thuế thu nhập từ tiền lương, tiền công khác nhau. Theo đó:

2.1 Với cá nhân cư trú

2.1.1 Người ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = (Tổng thu nhập – Các khoản được miễn – các khoản giảm trừ) x Thuế suất

Trong đó:

– Thu nhập được miễn: Phần tiền lương làm ban đêm, làm thêm giờ trả cao hơn tiền lương làm ban ngày, làm trong giờ; tiền lương, tiền công của thuyền viên Việt Nam làm cho hãng tàu nước ngoài…

– Các khoản giảm trừ: Giảm trừ cho người nộp thuế 11 triệu đồng/tháng tương đương 132 triệu đồng/năm; cho người phụ thuộc 4,4 triệu đồng/người/tháng; khoản từ thiện, nhân đạo; các khoản đóng bảo hiểm xã hội…

– Thuế suất: Thuế suất để tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công theo hai phương pháp:

  • Phương pháp luỹ tiến:
BậcPhần thu nhập tính thuế/nămPhần thu nhập tính thuế/thángThuế suất
1Đến 60 triệu đồngĐến 5 triệu đồng5%
2Trên 60 – 120 triệu đồngTrên 05 – 10 triệu đồng10%
3Trên 120 – 216 triệu đồngTrên 10 – 18 triệu đồng15%
4Trên 216 – 384 triệu đồngTrên 18 – 32 triệu đồng20%
5Trên 384 – 624 triệu đồngTrên 32 – 52 triệu đồng25%
6Trên 624 – 960 triệu đồngTrên 52 – 80 triệu đồng30%
7Trên 960 triệu đồngTrên 80 triệu đồng35%
  • Phương pháp rút gọn:
BậcThu nhập tính thuế (triệu đồng – trđ)/thángThuế suấtTính số thuế phải nộp
Cách 1Cách 2
1Đến 5 trđ5%0 trđ + 5% TNTT (thu nhập tính thuế)5% TNTT
2Trên 05 – 10 trđ10%0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ10% TNTT – 0,25 trđ
3Trên 10 – 18 trđ15%0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ15% TNTT – 0,75 trđ
4Trên 18 – 32 trđ20%1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ20% TNTT – 1,65 trđ
5Trên 32 – 52 trđ25%4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ25% TNTT – 3,25 trđ
6Trên 52 – 80 trđ30%9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ30 % TNTT – 5,85 trđ
7Trên 80 trđ35%18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ35% TNTT – 9,85 trđ

2.1.2 Người ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở xuống

Trường hợp này tính thuế thu nhập cá nhân theo điểm I khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC áp dụng với người có thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên trừ trường hợp người nộp thuế có cam kết.

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 10% x Tổng thu nhập trước khi trả

2.2 Cá nhân không cư trú

Căn cứ khoản 1 Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC, cá nhân không cư trú sẽ được tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương theo công thức sau đây:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 20% x Thu nhập chịu thuế

3. Mức giảm trừ gia cảnh theo quy định mới

3.1 Mức giảm trừ gia cảnh 2023

Căn cứ Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14, mức giảm trừ gia cảnh trong năm 2023 như sau:

Đối tượng được giảm trừMức giảm trừ
Người nộp thuế11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm)
Người phụ thuộc4,4 triệu đồng/tháng/người

3.2 Mức thu nhập không phải nộp thuế

LuatVietnam đã tính một số mức thu nhập phải nộp thuế sau khi đã trừ các khoản được miễn thuế (nếu có), các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện và các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học, cụ thể:

Mức thu nhậpĐối tượngThu nhập phải nộp thuế
Mức 1Không có người phụ thuộcTrên 11,0 triệu đồng/tháng
Mức 2Có 01 người phụ thuộcTrên 15,4 triệu đồng/tháng
Mức 3Có 02 người phụ thuộcTrên 19,8 triệu đồng/tháng
Mức 4Có 03 người phụ thuộcTrên 24,2 triệu đồng/tháng
Có thêm 01 người phụ thuộc thì chỉ phải nộp thuế thu nhập cá nhân khi thu nhập tăng thêm 4,4 triệu đồng/tháng


4. Trường hợp phải khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Theo đó, căn cứ điểm d.3 khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, người lao động có số thuế phải nộp thêm hoặc có số thuế nộp thừa đề nghị hoàn hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo phải khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân, trừ các trường hợp sau:

– Người lao động có số thuế phải nộp thêm sau quyết toán của từng năm từ 50.000 đồng trở xuống.

– Người lao động có số thuế phải nộp nhỏ hơn số thuế đã tạm nộp mà không có yêu cầu hoàn thuế hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo.

– Người lao động có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị, đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng và đã được khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu.

– Người lao động được mua bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm mà người sử dụng lao động hoặc doanh nghiệp bảo hiểm đã khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm tương ứng với phần đã mua hoặc đóng góp.

quyết toán thuế thu nhập

5. Khi nào được ủy quyền cho doanh nghiệp quyết toán thay?

5.1 Các trường hợp ủy quyền quyết toán thuế

Căn cứ điểm d.2 khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, người lao động cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức, người lao động trả thu nhập, cụ thể:

– Người lao động có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một nơi và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm tổ chức, người lao động trả thu nhập thực hiện việc quyết toán thuế, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm.

Trường hợp người lao động là người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới theo quy định tại điểm d.1 khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP thì người lao động được ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức mới.

– Người lao động có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một nơi và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm tổ chức, người lao động trả thu nhập quyết toán thuế, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm.

Đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng và đã được khấu trừ thuế thu nhập người lao động theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.

5.2 Hồ sơ, thủ tục ủy quyền quyết toán thuế

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ ủy quyền

– Mẫu uỷ quyền quyết toán thuế được ban hành tại Thông tư 80/2021/TT-BTC – mẫu số 08/UQ-QTT-TNCN.

– Bản chụp hóa đơn, chứng từ chứng minh đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học (nếu có).

Bước 2: Nộp lại cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập

Lưu ý: Trên thực tế khi kế toán doanh nghiệp thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân thì sẽ chủ động đưa mẫu giấy ủy quyền quyết toán thuế cho người lao động, sau đó người lao động chỉ cần điền thông tin, ký và ghi rõ họ tên.

6. Trường hợp được hoàn thuế thu nhập cá nhân

Điều 8 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, người lao động được hoàn thuế thu nhập người lao động trong các trường hợp sau đây:

– Số tiền thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp.

– Người lao động đã nộp thuế nhưng có thu nhập tính thuế chưa đến mức phải nộp thuế.

– Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Căn cứ Điều 28 Thông tư 111/2013/TT-BTC, khi thuộc trường hợp hoàn thuế thì việc hoàn thuế chỉ được thực hiện khi có đủ 02 điều kiện sau:

– Cá nhân đã đăng ký và có mã số thuế tại thời điểm nộp hồ sơ quyết toán (điều kiện này người nộp thuế không cần quan tâm vì khi nộp thuế đã có mã số thuế cá nhân).

– Cá nhân phải có yêu cầu hoàn thuế.

7. Trường hợp được yêu cầu doanh nghiệp cấp chứng từ khấu trừ thuế

Theo khoản 2 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC, trường hợp người lao động đã được tổ chức, cá nhân trả thu nhập khấu trừ thuế nhưng không ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế thì có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân trả thu nhập cấp chứng từ khấu trừ thuế.

Việc cấp chứng từ khấu trừ trong một số trường hợp cụ thể như sau:

– Đối với người lao động không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng: Người lao động có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân trả lương cấp chứng từ khấu trừ cho mỗi lần khấu trừ thuế hoặc cấp một chứng từ khấu trừ cho nhiều lần khấu trừ thuế trong một kỳ tính thuế.

– Đối với người lao động ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên: Tổ chức, cá nhân trả lương chỉ cấp cho người lao động một chứng từ khấu trừ trong một kỳ tính thuế.

Theo LuatVietNam

EMSCGiải pháp quản lý nhân sự hiệu quả

Rate this post
(028) 7777 9979