Công việc dần chiếm trọn cuộc sống khi cả cuộc đời con người tập trung xung quanh công việc; khi mọi thứ khác không chỉ phụ thuộc vào, mà còn phục vụ cho mục đích làm việc.
Thậm chí những thói quen thường nhật của chúng ta cũng biến thành công việc. Chúng ta tập luyện, nghỉ ngơi và thư giãn và giữ sức khoẻ tốt để làm việc hiệu quả hơn. Chúng ta tin tưởng vào việc làm bản thân cũng như các mối quan hệ tốt hơn. Chúng ta xem những ngày nghỉ là cơ hội hoàn thành công việc. Và một ngày tốt lành nghĩa là ngày chúng ta làm việc với hiệu suất cao.
Nhưng quan tâm quá nhiều đến công việc gây ra cho chúng ta những đau khổ không cần thiết. Trong vai trò là một nhà triết học thực tiễn, tôi nói chuyện hàng ngày với những cá nhân từ Thung lũng Silicon đến Scandinavia về những ám ảnh của họ – những ám ảnh mà theo họ nghĩ đang khiến họ cảm thấy đau khổ. Tuy nhiên, họ cho rằng công việc đó đáng để được quan tâm vì những niềm vui và phần thưởng mà nó mang lại, đến mức biến chúng trở thành trung tâm của cuộc sống.
Giải pháp cho tình trạng làm việc quá tải của chúng ta không phải là làm việc ít đi; giải pháp thực sự là chúng ta phải quan tâm về chúng ít đi.
Tôi nghĩ rằng đây là một nền tảng dễ vỡ cho cuộc sống của chúng ta. Giải pháp cho tình trạng quá tải của không phải là làm việc ít hơn; mà là việc quan tâm ít hơn.
Có nhiều cách để rèn dũa bản thân quan tâm ít hơn về công việc. Chắc chắn, bạn có thể trở nên hoàn toàn thờ ơ với cuộc sống và không quan tâm đến bất cứ thứ gì, hoặc phát triển một sự cáu ghét cho công việc khiến bản thân lúc nào cũng trong tình trạng xao nhãng. Tuy nhiên, những cách tiếp cận này đều khiến chúng ta mắc kẹt trong một chu kỳ của sự ác cảm và không hài lòng sâu sắc. Lựa chọn tốt hơn là quan tâm ít hơn về công việc bởi vì chúng ta quan tâm nhiều hơn đến những thứ khác.
Hầu hết chúng ta đã trải qua những trải nghiệm đầy ý nghĩa – bất ngờ tìm thấy tình yêu, cảm thấy hào hứng khi được hỏi một câu hỏi hấp dẫn – những trải nghiệm mà chúng ta nhanh chóng quên đi hoặc chỉ xem là phút thoáng qua, hoặc được chúng ta biến thành giai thoại đáng nhớ để thỉnh thoảng đem ra bàn luận. Nhưng những trải nghiệm này là những manh mối hé lộ một góc khác mà chúng ta có thể nhìn cuộc sống: Những điều quan trọng hơn đưa chúng ta ra khỏi sự theo đuổi bất tận của “hữu ích” trong khi chúng khiến chúng ta để mất chính mình trong dòng thời gian.
Bằng cách quan tâm ít hơn đến công việc, chúng ta mở rộng lòng mình để quan tâm thêm về các mặt khác của cuộc sống, về những thứ quan trọng hơn. Nhưng nói thì luôn dễ hơn thực hiện.
Để bắt đầu, chúng ta cần phải trở nên ít gắn bó với quan niệm của chúng ta về công việc. Đức Phật có nói rằng ba “độc tố” tạo ra lòng quyết luyến là: sự hấp dẫn, chán ghét và thờ ơ. Trong trường hợp này, để ít bị hấp dẫn, và từ đó ít bị lệ thuộc vào khái niệm về thành công trong sự nghiệp, bạn nên để ý đến cách ham muốn quyền lực vô tận, bị vắt kiệt sức bởi những yêu cầu không có điểm dừng và tham vọng không đáy.
Họ hiếm khi có được một cuộc sống có trật tự hay khuôn khổ. Cái giá của nỗ lực quyết tâm để thành công của họ là sự đau khổ không ai hiểu được, sự cô đơn và mất mát của những điều quý giá khác. Nếu sự thành công trong sự nghiệp thường mang lại đau khổ, vậy thì tại sao nó lại được đánh giá cao như vậy?
Một khi bạn đã tách rời hai khái niệm thành công và hạnh phúc, bạn cần tìm ra cách để tìm thấy sự hài lòng ở chúng, nhưng không thực sự đạt được bất cứ điều gì. Điều này đưa chúng tôi đến với châm ngôn nổi tiếng của Oscar Wilde, “Tất cả nghệ thuật đều khá vô dụng”. Chúng ta có thể bác lại chủ nghĩa “toàn bộ công việc” rằng chỉ có những gì hữu ích mới có giá trị bằng lời nói của Wilde, và xem xét cách chúng ta có thể thực hiện các “thí nghiệm nghệ thuật” hấp dẫn, nhưng hoàn toàn vô ích trong cuộc sống của chúng ta.
Trong bực tức, một nhân vật trong câu chuyện châm biếm Candide của Voltaire đã nói, “Ngừng những triết lý vớ vẩn này và bắt tay vào làm việc đi!”. Có vẻ như anh ta muốn nói rằng thật là lãng phí thời gian và có thể bạn cũng đang nghĩ như vậy.
Tất nhiên, chúng tôi có thể làm theo lời khuyên đó và tiếp tục lặng lẽ. Hoặc chúng ta có thể cố gắng làm việc ít hơn nhưng không giảm bớt sự quan tâm cho công việc. Hoặc chúng ta có thể cố gắng tìm một chuyên gia quản lý thời gian; người sẽ cho phép chúng ta tiếp tục chế độ toàn bộ công việc bằng cách sử dụng các kỹ thuật tiết kiệm thời gian.
Nhưng không phải những cách tiếp cận này đều giống nhau hay sao: thực chất chúng chỉ là chế độ toàn bộ công việc trong thực tế? Nếu giải pháp cho sự lo lắng của bạn là lặng lẽ tiếp tục, thả lỏng ra một chút, hoặc làm việc hiệu quả hơn, bạn sẽ một ngày nào đó cảm thấy bừng tỉnh và hối tiếc cuộc sống đã trôi qua bạn một cách đầy bi kịch.
Bằng cách quan tâm đến công việc ít hơn một chút, chúng ta có thể tự cho phép bản thân trải nghiệm những gì thực sự có ý nghĩa trong cuộc sống.
Nguồn: weforum