Không ai là hoàn hảo, chắc chắn mỗi người sẽ có các điểm mạnh và điểm yếu riêng, các nhà lãnh đạo xuất chúng cũng vậy. Theo Zenger Folkman – tổ chức hàng đầu về năng lực lãnh đạo tại Hoa Kỳ – không cần hoàn hảo mới là lãnh đạo kiệt xuất. Tuy nhiên, tổ chức này cũng nhấn mạnh, có những điểm yếu mà nếu không khắc phục sẽ trở thành “lỗ hổng chết người”, kéo mọi nỗ lực phát triển bản thân xuống hố sâu. Bài viết sau đây của EMS đã sưu tầm được lược dịch dựa theo những chia sẻ của Jack Zenger
Trong chia sẻ của mình, Jack Zenger cho biết phần lớn lãnh đạo nghĩ rằng họ tốt hơn mức trung bình. Sự tự tin đôi khi thái quá về năng lực bản thân dẫn đến việc các nhà lãnh đạo nhận được rất ít các phản hồi cần thiết để họ tốt hơn.
Theo thống kê thì cứ 4 nhà lãnh đạo sẽ có 1 người có “lỗ hổng chết người” nào đó. Vấn đề ở đây chính là những người có nhược điểm như vậy lại ngại nói ra nhược điểm của bản thân với đồng nghiệp của họ. Tệ hơn nữa, họ cũng chính là những người miễn cưỡng nhất khi phải nghe hoặc xem các phản hồi, nhận xét một cách nghiêm túc.
Đây thực sự là một vấn đề nghiêm trọng. Hiệu suất làm việc của các lãnh đạo mắc phải các “lỗ hổng chết người” đang thấp đến mức báo động. Dựa trên hơn một triệu kết quả đánh giá phản hồi 360 độ từ đồng nghiệp các cấp của lãnh đạo, Jack Zenger rút ra được những kết luận thông qua dữ liệu được thể hiện như sau:
Các nhà lãnh đạo có “lỗ hổng chết người” là những người có ít sự gắn kết với nhân viên nhất, từ đó khả năng giữ chân nhân viên cũng như cải thiện hiệu suất làm việc của nhân viên cũng ở mức rất thấp. Bên cạnh đó, họ cũng có được ít sự tin tưởng và hài lòng từ khách hàng. Đứng trên khía cạnh cá nhân, các nhà lãnh đạo có “lỗ hổng chết người” sẽ rất khó để phát triển sự nghiệp cũng như có được sự thoải mái trong công việc.
Nhiều người thường mô tả “lỗ hổng chết người” của một nhà lãnh đạo là ăn to nói lớn, cộc cằn, thích mắng nhiếc người khác ở nơi công cộng. Một số khác thì lại nghĩ rằng đó là một người vụng về, hậu đậu giống như Steve Carell trong bộ phim sitcom The Office.
Tuy nhiên, 10 “lỗ hổng chết người” phổ biến nhất của một nhà lãnh đạo được xác định qua nghiên cứu của Zenger Folkman chính là:
Khi nghiên cứu sâu vào 10 hành vi trên, có thể rút ra 3 điểm cơ bản sau:
Đầu tiên, những điều trên đều tương đối rõ ràng và có thể được quan sát bởi bất kì ai, kể cả những người ít có liên hệ nhất với lãnh đạo trong câu hỏi. Những người tiếp xúc thường xuyên với lãnh đạo nhất sẽ cảm nhận được tác động của những hành vi này (hoặc trong trường hợp những hành vi mà đáng ra lãnh đạo nên làm nhưng họ không làm, thì tác động của những hành vi đó đến người khác là vẫn có). Không ai có thể tránh khỏi những tác động gây ra bởi 10 hành vi trên cả. Lãnh đạo là người có ảnh hưởng rất lớn đến tổ chức vì họ chính là người gây nên hiệu ứng “lan tỏa” đến tổ chức mạnh mẽ nhất.
Thứ hai, những “lỗ hổng chết người” này có xu hướng xuất phát chủ yếu từ việc cố tình bỏ qua những việc mà bản thân biết là cần phải làm. Chẳng hạn như không bắt đầu các hoạt động bổ ích, không tìm ra nguyên nhân thất bại, bỏ qua các nhu cầu hiển nhiên, không tiếp cận, không chủ động tìm kiếm các ý tưởng mới, không kết nối với mọi người và không tạo ra năng lượng để thực thi hóa mọi thứ. Có thể kết luận rằng thực trạng này xuất phát từ sự tự mãn và thờ ơ nói chung của các lãnh đạo trên. Đây là những người được coi là thiếu nhiệt tình, ba hoa vì hiệu quả trong việc hiện thực hóa lời nói của họ là không có.
Thứ ba, những “lỗ hổng chết người” không phải là sự thiếu hụt về tri thức, mà rơi nhiều hơn vào khía cạnh “trí tuệ cảm xúc”. Những nhược điểm này phát sinh từ khía cạnh cảm xúc và hành vi, hiếm khi xuất phát từ việc thiếu sót kiến thức hoặc năng lực chuyên môn. Trong hầu hết mọi trường hợp, một nỗ lực nghiêm túc để khắc phục những khuyết điểm trên sẽ dẫn đến những thay đổi đáng kể mang đến kết quả tốt hơn.
Làm thế nào để nhận biết mình có “lỗ hổng chết người”?
Cách nhanh nhất, tiết kiệm nhất, chính xác và mạnh mẽ nhất để trả lời cho câu hỏi trên chính là thông qua quy trình đánh giá để nhận được những phản hồi 360 độ. Bằng cách tiếp nhận thông tin từ những người bạn cùng làm việc hằng ngày, bạn có thể xác định xem bạn có phải là người sở hữu những đặc điểm của một người lãnh đạo có “lỗ hổng chết người” hay không. Đó cũng chính là lý do vì sao 90% các công ty trong danh sách Fortune 500 sử dụng quy trình này như một phần của quá trình phát triển lãnh đạo tổng thể của họ.
Bên cạnh đó, bạn có thể gặp gỡ các đồng nghiệp bạn chọn và cố gắng hết sức để có được những đánh giá thật sự từ họ. Điều này nghe có vẻ logic và hợp lý. Tuy nhiên, những kinh nghiệm lâu năm lại cho thấy rằng những phản hồi bạn nhận được sẽ hiếm khi chính xác, thẳng thắn hay trọn vẹn như việc phản hồi ẩn danh.
“Lỗ hổng chết người” của lãnh đạo có thể dễ dàng sửa chữa?
Kết quả phân tích của Zenger Folkman trên 545 nhà lãnh đạo đến từ 3 tổ chức khác nhau cho thấy rằng trong tổng số những nhà lãnh đạo trên, có đến 18% (98 người) đạt được điểm số rất thấp (dưới phân vị thứ 10) về một hoặc nhiều năng lực lãnh đạo. Khi được tái kiểm tra sau 12-18 tháng, Zenger Folkman nhận thấy rằng 71 trong số 98 lãnh đạo cho thấy sự cải thiện đáng kể về năng lực so với mức điểm thấp trước kia.
Lưu ý những lợi ích to lớn mà lãnh đạo có “lỗ hổng chết người” đạt được thể hiện trong biểu đồ trên là khi làm việc theo nhóm. Họ đã chuyển từ mức dưới một phần tư (dưới 25%) trong hiệu suất sang trên mức trung bình (56%) ở thời điểm hiện tại, với mức tăng là 33%.
Các bước khắc phục những “lỗ hổng chết người” của lãnh đạo
Bước 1: Đối mặt với thực tế bằng việc nhận các phản hồi chính xác.
Nhận các phản hồi trung thực và chính xác từ những người mà bạn tin tưởng.
Bước 2: Chấp nhận cách những nhược điểm trên ảnh hưởng đến sự nghiệp của bạn.
Bước thứ hai chính là việc chấp nhận thực tế rằng bạn đang có những “lỗ hổng chết người” và những nhược điểm trên có thể sẽ là tử huyệt cho sự nghiệp của bạn. Sẽ không có gì gọi là cải thiện trong quá trình khắc phục “lỗ hổng chết người” nếu bạn không cảm thấy đó là vấn đề.
Bước 3: Tạo một kết hoạch cụ thể và lường trước những thay đổi.
Một khi đã hiểu cặn kẽ vấn đề, bước tiếp theo chính là lập kế hoạch thay đổi. Kế hoạch nên liệt kê ra các mục tiêu và hoạt động cần thiết, đó chính là tín hiệu giúp người khác thấy được những thay đổi của bạn. Một trong những thất bại lớn trong việc tạo ra một kế hoạch chính là mọi người bắt đầu với một khái niệm chung về thay đổi, nhưng để thay đổi xảy ra, cần cụ thể hóa nó bằng những đặc trưng riêng biệt.
Bước 4: Tìm kiếm sự giúp đỡ và sự tham gia của người khác.
Rất nhiều người, nỗ lực làm việc để che lấp đi những “lỗ hổng chết người” của bản thân mà không hề cho người khác biết về kế hoạch của họ hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ. Họ cho rằng để người khác thấy được những “điểm yếu chí tử” của mình là không nên. Thực tế là, bằng cách nhờ sự giúp đỡ từ người khác, bạn sẽ có được những lời khuyên và lời động viên thực sự hữu ích.
Bước 5: Thưởng cho bản thân vì những cải thiện.
Một khía cạnh quan trọng của quá trình thay đổi thường bị bỏ qua là tìm cách tự thưởng cho bản thân vì sự tiến bộ trong quá trình đạt được mục tiêu.
Mọi nhà lãnh đạo đều nên thường xuyên kiểm tra về năng lực lãnh đạo của bản thân. Lợi ích mà việc này mang đến cho mọi người là không nhỏ. Một phần tư các lãnh đạo đều ngạc nhiên khi biết rằng một số hành vi được coi là “lỗ hổng chết người” trên sẽ giữ chân họ lại. Chỉ bằng cách khám phá những gì bản thân họ có thể sửa chữa và tham khảo thêm các lời khuyên từ người khác, các lãnh đạo hoàn toàn có thể tự tin xóa bỏ được những “lỗ hổng chết người” trên và trở thành người lãnh đạo đáng mong đợi.
Sưu tầm bởi EMSC – Giải pháp quản lý hiệu quả