Ngành công nghiệp thực phẩm của Việt Nam đang nổi lên là một trong những ngành phát triển tích cực và có đóng góp quan trọng cho GDP của cả nước.
Với thị trường quy mô lớn với 95 triệu người tiêu dùng cùng với việc ký kết 50 hiệp định thương mại tự do với các nước khác giúp cho ngành chế biến thực phẩm ngày càng có nhiều cơ hội. Nhóm thực phẩm có hàm lượng chế biến sâu, giá trị dinh dưỡng cao, mẫu mã hấp dẫn, tiện dụng sẽ ngày càng được người Việt ưa chuộng. Nhóm hàng thuỷ – hải sản, nông sản như gạo, cà phê, rau quả… sẽ gia tăng sản lượng ở các thị trường trong nước và xuất khẩu.
Cơ khí chế tạo, điện tử, công nghiệp hoá chất và chế biến lương thực, thực phẩm là 4 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu. Nắm bắt xu thế này, hiện nay các doanh nghiệp trong nước đang tích cực đầu tư mở rộng sản xuất, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư ồ ạt vào Việt Nam. Các doanh nghiệp đang tích cực tuyển dụng nhiều nhân viên nghiên cứu phát triển sản phẩm thực phẩm (R&D) ở nhiều vị trí khác nhau.
Trên những con tàu đánh bắt ngoài khơi xa, trong những nhà máy chế biến thực phẩm thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, có chất lượng cao. Đặc biệt từ đầu năm 2019 đến nay, tình hình thiếu hụt nhân lực ngày càng nghiêm trọng.
Điển hình như công ty chế biến thuỷ sản TNHH Thế Phú (Vũng Tàu) có nhu cầu tuyển dụng 1000 nhân viên lao động để mở rộng quy mô sản xuất nhưng số lượng lao động tuyển dụng được chỉ đáp ứng 25% nhu cầu.
Đa phần lao động trong ngành chế biến thực phẩm, thuỷ – hải sản là lao động thời vụ. Có nhiều trường hợp đơn hàng đã kí nhưng thiếu nhân sự, doanh nghiệp phải xoay sở đủ mọi cách như tăng ca, tăng lương và nhiều chế độ khác khiến chi phí tăng lên đáng kể.
Phần đông công nhân được tuyển ở các vùng nông thôn, ven biển nên khi tới mùa vụ, công nhân bỏ việc để lo công việc mùa màng. Doanh nghiệp cũng muốn ký hợp đồng lao động dài hạn với người lao động để đảm bảo nguồn lực nhưng nhiều công nhân không ký.
Tình trạng thiếu hụt trong ngành xuất phát từ chính tính chất của công việc. Các công ty chế biến thực phẩm, thuỷ – hải sản không phải lúc nào cũng có nhiều việc mà phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu và đầu ra. Chính vì vậy mà dịch Covid-19 vừa qua là một tác động rất lớn đến nhân sự ngành nghề này. Một số lao động coi đây là ngành nghề tạm thời khi đang nhàn rỗi hoặc thất nghiệp, do đó sau một thời gian tìm được việc khác, họ sẽ ngay lập tức nhảy việc.
Đặc thù của các công ty chế biến thực phẩm, thuỷ hải sản chính là phải quản lý một số lượng công nhân viên từ vài trăm đến vài ngàn người. Việc đáp ứng nhu cầu thực phẩm trong và ngoài nước khiến cho nhân sự ngành này ngày càng phải mở rộng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chế biến thực phẩm thường có rất nhiều nhà máy, xí nghiệp,… Điều này thực sự là một thách thức lớn đối với những người làm công tác quản lý.
Nhân sự ngành chế biến thực phẩm thường không mang tính ổn định, lâu dài. Khi các khu công nghiệp đã về đến tận làng, xã thì việc giữ chân người lao động lại càng khó khăn hơn. Chỉ cần thu nhập tốt hơn, phúc lợi ổn hơn, đãi ngộ tốt hơn, gần gia đình hơn; họ sẵn sàng bỏ việc để tìm một công việc mới.
Hơn nữa với tính chất công việc có thể đào tạo nhanh và dễ dàng nên nhiều doanh nghiệp sẵn sàng tuyển người mới hơn là chi một mức lương cao hơn để giữ chân người lao động.
Biến động nhân sự thường xuyên gây ra nhiều bất cập trong công tác lưu trữ, cập nhật, quản lý hồ sơ, tuyển dụng, đào tạo…Đồng thời, doanh nghiệp sẽ mất nhiều công sức và thời gian để quản lý và đào tạo lại từ đầu.
Để kịp tiến độ sản xuất khi nhiều đơn hàng đến cùng một lúc, các doanh nghiệp chế biến thực phẩm thường xuyên phải cho công nhân làm thêm giờ, thay ca, đổi ca để tối ưu và tiết kiệm chi phí.
Tính lương, chấm công ở các công y thực phẩm chế biến, thuỷ – hải sản thực sự là một vấn đề “đau đầu”. Việc số lượng lớn công nhân viên phải tăng ca, ca kíp thay đổi liên tục, chồng chéo khiến cho việc quản lý nhân sự trở nên rất khó khăn. Kéo theo đó là công tác chấm công, tính lương cũng phức tạp không kém khi mà bộ phận nhân sự phải mất nhiều thời gian hơn để kiểm tra lại và tính toán.
Bởi vì phải quản lý và xử lý công việc nhân sự ngành chế biến với số lượng lớn, bộ phận nhân sự không còn thời gian để xây dựng các chính sách, các quy trình đào tạo, phát triển nhân viên nữa. Công tác đánh giá nhân viên cũng khó toàn diện vì các quản lý không thường xuyên tiếp xúc với nhân viên, cũng như không có đủ thời gian và công cụ để đánh giá hiệu quả làm việc của từng người. Đánh giá, phát hiện và phát triển đúng năng lực của nhân viên là một cách thúc đẩy động lực hiệu quả và giữ chân người lao động có tay nghề cống hiến lâu dài cho công ty.
Phần mềm nhân sự HRIS đã từng thay thế thành công các dự án thất bại của nhà cung cấp khác do không đáp ứng được các tiêu chí khắt khe, phức tạp của khách hàng.