6 năng lực thiết yếu người làm nhân sự cần bổ sung trong thời kỳ mới

6 năng lực thiết yếu người làm nhân sự cần bổ sung trong thời kỳ mới

năng lực làm nhân sự

Đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi những công việc trước đây của bộ phận nhân sự, đòi hỏi doanh nghiệp cần xem xét lại những năng lực cần có trong bản “Mô tả công việc” để đảm bảo khả năng ứng phó và phát triển mạnh mẽ trước những thách thức việc làm nhân sự trong tương lai.

Cây bút Daniel Bortz chuyên viết về Nhân sự đã gợi ý 6 năng lực cần được đưa vào Mô tả công việc cho Nhân sự trong “bình thường mới”:

1. Quản lý khủng hoảng: 

“Trận dịch chỉ ra sự cần thiết về năng lực biết đáp ứng một cách uyển chuyển và quản lý khủng hoảng ngay tại chỗ” để giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực đến doanh nghiệp.

2. Thiết kế quy trình: 

Hầu hết doanh nghiệp đã chuyển sang mô hình làm việc từ xa hoặc mô hình Hybrid (làm việc ở văn phòng kết hợp làm tại nhà) để thích nghi với đại cuộc. Điều này cần bộ phận nhân sự phải thiết kế nhanh quy trình mới và áp dụng hiệu quả ngay.

năng lực khi làm nhân sự

3. Ứng dụng công nghệ nhân sự: 

Đại dịch thúc đẩy các doanh nghiệp áp dụng công nghệ nhân sự để quản lý con người hiệu quả. Ngoài việc sử dụng công nghệ như một môi trường làm việc online, người làm nhân sự cần bổ sung khả năng tư duy về công nghệ để duy trì và tối ưu các hoạt động của tổ chức. Tại thị trường Việt Nam, Bà Phan Nam Trân, Giám đốc nhân sự FrieslandCampina Việt Nam nhấn mạnh: “Doanh nghiệp nên lưu ý, hệ thống công nghệ nhân sự không phải là 1 hệ thống đứng riêng lẻ mà cần có sự kết nối. Cơ cấu hạ tầng phải vững, đảm bảo được sự liên kết giữa các hệ thống với nhau. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên đảm bảo những người vận hành hệ thống có đầy đủ kiến thức kiến thức, toàn tâm toàn ý sử dụng công nghệ nhân sự. Tóm lại, không phải vì công cụ không hiệu quả mà vì bản thân hiện tại không đủ đáp ứng để tối ưu hóa công cụ đó thôi.”

4. Quản lý Chương trình an sinh và phúc lợi: 

Chắc chắn các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần xem xét đến yếu tố an toàn và sức khỏe của người lao động sau cuộc khủng hoảng toàn cầu.

5. Giữ chân nhân viên: 

Mô hình làm việc từ xa/ Mô hình Hybrid đã làm giảm tính tương tác giữa con người trong tổ chức. Các nhà lãnh đạo nhân sự không thể nhìn vào lý trí hay hành vi để đánh giá lòng chung thủy của nhân viên với doanh nghiệp. Các cấp quản lý cần tập trung vào yếu tố cảm xúc để giữ chân họ.

6. Chấp nhận đa dạng về giá trị, công bằng và hòa đồng: 

Đại dịch làm thay đổi quan điểm khác nhau về giá trị, công bằng, và tính hòa đồng trong tổ chức. Nhân sự cần chấp nhận và điều chỉnh cho phù hợp với mỗi cá nhân để duy trì kinh doanh hiệu quả.

Đại dịch Covid-19 đã mang lại nhiều thách thức nặng nề, buộc nhân sự phải chấp nhận đổi mới phương thức làm việc và quản lý. Trong thời gian này, nhiều doanh nghiệp hướng tới việc xây dựng những hệ thống quản lý nhân sự tự động, hiệu quả và phù hợp với tình hình doanh nghiệp sau bình thường mới. Việc chấm công tự động, chấm công từ xa, chia ca kíp, thời gian làm việc để đảm bảo an toàn khi số lượng nhân sự quá đông. Hay việc quản lý hiệu suất làm việc từ các đánh giá, KPI cũng được chú trọng trong tình hình các doanh nghiệp cần thắt chặt chi phí và tối ưu năng suất.

Tuy nhiên, nếu không hiểu rõ mục tiêu và mong muốn của mình, doanh nghiệp dễ dàng tìm tới các hệ thống không phù hợp hoặc không giải quyết được bài toán nhân sự của bản thân. Chính vì vậy, hãy cẩn trọng trong việc giao trọng trách chuyển đổi số nhân sự cho bất kỳ nhà cung cấp nào mà không khảo sát năng lực và hiểu rõ doanh nghiệp cần gì, muốn gì, cải tiến như thế nào.

>>> Xem thêm: Phần mềm quản lý nhân sự hiệu quả nhất 2021

>>> Xem thêm: Top 5 phần mềm quản lý nhân sự tốt nhất hiện nay

Sưu tầm bởi EMSC – Giải pháp quản lý nhân sự hiệu quả

Rate this post
(028) 7777 9979