Bảo hiểm thất nghiệp có thể xem như một chỗ dựa cho người lao động (NLĐ) khi chấm dứt Hợp đồng lao động (HĐLĐ) với doanh nghiệp. Tuy nhiên, liệu NTD có phải là bên trực tiếp chi trả bảo hiểm thất nghiệp khi NLĐ nghỉ việc? Đâu là mức lương mà nhà tuyển dụng căn cứ để tính chi phí trả bảo hiểm thất nghiệp ?
Hãy cùng EMSC tìm hiểu vấn đề này ngay trong tình huống dưới đây!
Tình huống: Một công ty Xuất nhập khẩu A (Công Ty A) kí HĐLĐ không xác định thời hạn với nhân viên B. Nhân viên B đã nộp đơn thôi việc với công ty trước ít nhất 45 ngày. Vậy, liệu phía đại diện của Công Ty A có nghĩa vụ phải chi trả khoản trợ cấp thất nghiệp (TCTN) trong thời gian không đóng bảo hiểm thất nghiệp cho nhân viên B này hay không? Và phía Công Ty A sẽ căn cứ vào mức lương nào để chi trả cho nhân viên B trong trường hợp này?
Để trả lời cho câu hỏi này, EMSC đã tham khảo thông tin từ VNHR – Câu lạc bộ Nhân Sự Việt Nam và nội dung cuốn sách “Các Câu Hỏi Thường Gặp Trong Pháp Luật Lao Động” – tập hợp gần 200 câu hỏi có liên quan đến luật lao động Việt Nam được VNHR và Công ty luật Phuoc & Partners hợp tác đồng xuất bản.
Và để giải đáp cho tình huống trên, tác giả cuốn sách đã làm rõ những ý chính sau:
Trước tiên, NSDLĐ cần phân biệt rõ hai khái niệm TCTN và trợ cấp thôi việc (TCTV) để có quyết định và hướng xử lý phù hợp cho NLĐ:
Như vậy, khi nhân viên B chấm dứt HĐLĐ thì phía Công Ty A, tức là nhà tuyển dụng, không có nghĩa vụ phải chi trả khoản TCTN cho nhân viên B. Thay vào đó, khi chấm dứt HĐLĐ, nếu nhân viên B đã có tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp và đủ điều kiện để được hưởng TCTN thì nhân viên B sẽ được quỹ bảo hiểm thất nghiệp chi trả khoản TCTN này; đối với thời gian không tham gia bảo hiểm thất nghiệp, nhân viên B sẽ được hưởng một khoản TCTV do Công Ty A chi trả nếu đáp ứng đủ điều kiện được hưởng.
Trong khoảng thời gian nhân viên B không tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp như trên, nhân viên B sẽ được hưởng một khoản TCTV do phía nhà tuyển dụng, tức Công Ty A nơi tuyển dụng nhân viên B này chi trả. Nhà tuyển dụng cần lưu ý rằng khoản trợ cấp này chỉ áp dụng khi nhân viên B đáp ứng đủ các điều kiện được hưởng TCTV theo quy định.
Nói tóm lại, NSDLĐ cần lưu ý rằng, khi NLĐ thôi việc thì họ sẽ không nhận được khoản TCTN từ phía NSDLĐ, tức là NSDLĐ không có nghĩa vụ chi trả TCTN cho NLĐ. Bù lại, trong khoảng thời gian không đóng bảo hiểm thất nghiệp, phía NSDLĐ phải có trách nhiệm chi trả khoản TCTV cho NLĐ nếu họ đáp ứng đủ điều kiện nhận TCTV. Ngoài ra, khoản tiền TCTV này sẽ được xác định dựa trên thời điểm NLĐ chấm dứt HĐLĐ với NSDLĐ và thỏa mãn các điều kiện nêu trên.
Hy vọng rằng với những giải đáp trên, bạn sẽ có được một số kiến thức pháp luật cơ bản về vấn đề bảo hiểm thất nghiệp và các khoản TCTN/TCTV để phục vụ cho công việc của mình.
Cách tính này đã được phần mềm nhân sự HRIS cập nhật lên hệ thống để đảm bảo tính chính xác nhất dành cho khách hàng
Sưu tầm bởi EMSC – Phần mềm quản lý nhân sự hiệu quả