Chuyển đổi số cách thức làm việc và vận hành doanh nghiệp

Chuyển đổi số cách thức làm việc và vận hành doanh nghiệp

chuyển đổi số

Dịch bệnh tác động rất lớn đến các doanh nghiệp trong và ngoài nước và đây cũng là cơ hội để ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số theo xu hướng phát triển của thế giới.

Mô hình làm việc linh động

Giãn cách xa hội liên tục và bất ngờ khiến cho nhiều tổ chức không còn lựa chọn ngoài việc thay đổi chính sách làm việc cho phù hợp. Làm việc tại nhà đang được các công ty ưu tiên lựa chọn để thay đổi mô hình làm việc.

Theo báo cáo của IDC, đa số các doanh nghiệp tại Việt Nam (75%) tin rằng họ sẵn sàng đáp ứng yêu cầu làm việc linh động do đại dịch Covid-19. Trong đó, máy tính xách tay và điện thoại thông minh là yêu cầu quan trọng cần đầu tư nhất. Do đó, trang bị công nghệ thích hợp để hỗ trợ nhân viên làm việc từ xa đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao năng suất lao động.

Cơ hội chuyển đổi số

Hiện Việt Nam có khoảng 700.000 doanh nghiệp, trong đó có hơn 211.000 doanh nghiệp nhỏ, hơn 382.000 doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ, và chỉ có khoảng 17.000 doanh nghiệp lớn. Nói là doanh nghiệp lớn nhưng số doanh nghiệp này đa số cũng chỉ ở dạng nhỏ của thế giới. 

Suy thoái đến từ dịch Covid-19 đã tác động rất lớn đến doanh nghiệp. Các chuyên gia cho rằng, thời điểm khó khăn cũng chính là cơ hội để doanh nghiệp “trở mình” bằng việc ứng dụng các công nghệ chuyển đổi số. Theo ông Eric Lee – Tổng giám đốc Công ty Asus Việt Nam, chuyển đổi số và bảo mật thông tin quản lý doanh nghiệp không chỉ là nhu cầu mà còn là giá trị cạnh tranh bắt buộc trong kỷ nguyên công nghệ thông tin 4.0.

chuyển đổi số nhân sự 4.0

Ông Nguyễn Thanh Sơn – Chủ tịch Học viện Doanh nhân MVV cũng cho rằng điểm mạnh của doanh nghiệp Việt chính là khả năng thích ứng nhanh, nhạy bén với thị trường.

“Đừng nghĩ công nghệ là những gì cao siêu, đó chỉ là những ứng dụng thiết thực nhất cho doanh nghiệp. Và khi doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số phải trả lời được câu hỏi: có giúp thêm tiền hay không, có tiết kiệm chi phí hay không. Và phải tìm những công nghệ mang lại lợi nhuận mới đầu tư chứ đừng làm theo kiểu phong trào”, ông Thanh Sơn nói. 

Hiện nay, các giải pháp công nghệ cho ngành nhân sự là một trong những ứng dụng thiết thực nhất cho doanh nghiệp. Con người luôn nhà nhân tố quan trọng và đóng góp sự thành công của cả một doanh nghiệp. Để việc quản lý nhân sự được hiệu quả và có năng suất hơn, chúng tôi giới thiệu tới bạn đọc phần mềm quản lý nhân sự HRIS có hiệu quả nhất hiện nay.

  • Cung cấp giải pháp quản lý nhân sự toàn diện
  • Chấm công, xin nghỉ phép, đăng ký công tác, OT online qua điện thoại
  • App trên điện thoại tiện lợi, nhanh chóng và bảo mật
  • Quản lý nghiệp vụ nhân sự lên đến 20,000 nhân viên
  • Bổ sung các tính năng hỗ trợ khác như: thông báo, nhắc nhở, báo cáo, khảo sát, tài sản

 EMSC – Giải pháp quản lý nhân sự hiệu quả

Rate this post
(028) 7777 9979