Ngành may mặc: Làm sao sống sót khi Covid quay trở lại

Ngành may mặc: Làm sao sống sót khi Covid quay trở lại

nganh may mac song sot trong mua Covid-19

Theo Boston Consulting Group, chỉ một cái “hắt hơi” của Covid 19 đã làm tiêu tốn 25 – 45% doanh thu ngành thời trang – may mặc trên toàn thế giới, tương đương 450-650 tỷ đô la Mỹ.

Tổn thất là quá lớn

Nhà phân phối thời trang cao cấp Neiman Marcus, chuỗi thời trang bán lẻ danh tiếng JCPenney lần lượt đệ đơn tuyên bố phá sản. Zara đóng của 88% cửa hàng và công bố thua lỗ 409 triệu Euro trong quý I/2020. Primark phải cho gần 8,000 nhân viên tại Tây Ban Nha nghỉ phép. H&M ước tính thua lỗ 46% doanh thu quý II/2020. Chuỗi bán lẻ Mỹ Gap cũng gặp khó khăn tương tự khi mức thua lỗ lên đến 900 triệu USD chỉ trong 3 tháng đầu năm 2020.

Dự báo của McKinsey cho biết, có đến 1/3 các công ty thời trang trên toàn cầu sẽ đóng cửa vĩnh viễn. Đồng thời chuỗi cung ứng thời trang thế giới giá trị 2,500 tỷ USD cũng có dấu hiệu sụp đổ.

Riêng ở Việt Nam, theo VITAS dự đoán, ngành may mặc có thể mất hơn 500 triệu USD nhưng con số đó chỉ là ước tính vì thực tế có khi còn cao hơn rất nhiều vì số liệu chính thức thiệt hại của các nhà cung cấp nhỏ, gia đình sản xuất chưa được liệt kê. Chỉ tính đến tháng 6 năm nay, cũng đã có đến 400,000 nhân sự lao động may mặc mất việc.

Đến hiện tại ngành may mặc đang là một trong những ngành nghề chịu ảnh hưởng nhiều nhất do dịch Covid-19 gây nên.

Thay đổi thể thích nghi

Để ứng phó với tình hình khắc nghiệt hiện tại, ngày 23/3 hãng thời trang cao cấp tại Pháp là Balenciaga và Yves Saint Laurent của Kering đã chuyển sang sản xuất khẩu trang phẫu thuật. Trong khi đó, LVMH cũng bắt đầu sản xuất gel sát khuẩn cho các bệnh viện.

Uniqlo thì đã luôn chuẩn bị sẵn sàng để khi lệnh phong toả được nới lỏng thì họ lập tức mở cửa hoạt động trở lại. Inditex cũng ghi nhận phục hồi của ¾ cửa hàng mở cửa trở lại.

Một số khác thay vì chuyển đổi sản xuất lại tích cực tập trung vào việc xây dựng thương hiệu như Bernard Arnault, H&M, LVMH…bằng cách quyên góp, ủng hộ cho công tác cứu trợ phòng chống dịch Covid.

Riêng các nhà mốt như Lemaire, Proenza Schouler, AMI… lại nhanh nhạy chuyển hướng ngay sang việc bán hàng trực tuyến và hỗ trợ các dịch vụ đi kèm như: miễn phí vận chuyển, áp dụng đổi trả trong vòng 30 ngày…để đảm bảo doanh thu không quá tụt dốc trong mùa dịch.

Tình hình ngành may mặc Việt

Ngành may mặc: Làm sao sống sót khi Covid quay trở lại

Tình hình chỉ mới trở nên khả quan hơn khi Việt Nam ghi nhận gần 100 ngày không có ca mắc Covid nào tuy nhiên sau khi dịch bùng phát trở lại, các doanh nghiệp may mặc Việt lại gặp nhiều khó khăn hơn. Trong thời điểm này, các doanh nghiệp buộc phải tự tìm hướng đi cho riêng mình để tồn tại.

Giữ liên lạc với khách hàng

Theo dự báo từ Bain & Company, ngành thời trang có thể giảm từ 20-35% so với năm 2019. Và phải đến năm 2020, doanh số mới dần quay lại quỹ đạo của nó.

Điều này không có nghĩa ngành thời trang trở nên hời hợt với khách hàng của mình trái lại hãy giữ chặt sợi dây kết nối với khách hàng của mình. Thường xuyên chia sẻ, cập nhật những thông tin về dịch bệnh hoặc cảnh báo nhắc nhỏ, khách hàng tự bảo vệ sức khoẻ của bản thân qua fanpage, mail, tin nhắn… Tổ chức các chiến dịch quyên góp ghi điểm trong mắt khách hàng. Điều này đảm bảo khách hàng sẽ vẫn luôn nhớ đến thương hiệu của bạn.

Điều chỉnh giá thành thân thiện hơn

Ngành may mặc: Làm sao sống sót khi Covid quay trở lại

Có thể nói, dịch khiến nhiều người mất việc và trải qua giai đoạn khó khăn, túng thiếu hơn. Thu nhập giảm khiến người tiêu dùng cắt giảm bớt các chi tiêu cho mặt hàng xa xỉ như thời trang, mỹ phẩm, du lịch,… Dẫu biết rằng doanh nghiệp cũng cần phải hoạt động nhưng nếu vẫn duy trì mức giá quá cao so với nhu cầu hiện tại, ngành thời trang sẽ càng tụt dốc hơn nữa.

Do đó, để tồn tại, các cửa hàng thời trang nên có chiến lược điều chỉnh giá cả cho phù hợp với túi tiền của khách hàng. Cụ thể, các hãng thời trang cao cấp D.Chic, Ivy Moda đưa ra chiến lược giảm tới 70-80% giá thành các sản phẩm ra mắt. Những shop quần áo Boo, Genviet cũng giảm xuống 50% để tiếp cận khách hàng. Chuỗi thời trang may mặc 20AGain sau khi mở cửa đã đồng loạt giảm giá 40-70% cho các sản phẩm thu đông, xuân hè…

Sẵn sàng “chiến” online

Doanh thu trực tuyến của Inditex tăng 50%, H&M tăng 17%, Gap tăng 13% trong quý I/2020. Con số này cho thấy việc mở rộng kênh TMĐT đảm bảo doanh thu cho thời trang Việt trước mối lo dịch Covid hoành hành khiến các cửa hàng phải đóng cửa.

Đối các shop bán hàng nhỏ thì việc khai thác triệt để các kênh giao tiếp với khách hàng như facebook, instagram, tiktok, youtube…cần được đẩy mạnh hơn.

Những giải pháp trên sẽ phần nào giải quyết được một số khó khăn mà doanh nghiệp may mặc đang gặp phải. Thay đổi để thích nghi là hướng làm đúng đắn và hiệu quả nhất hiện nay.


Sưu tầm bởi EMSC – Giải pháp quản lý nhân sự hiệu quả

1/5 - (1 bình chọn)
(028) 7777 9979