Theo một cuộc khảo sát toàn cầu hàng năm; được trích dẫn bởi Business Insider; hầu hết các lao động trẻ đang có kế hoạch rời khỏi vị trí của họ. Và 71% người được hỏi có kế hoạch nhảy việc trong hai năm tiếp theo bởi họ cảm thấy công ty không có đủ nguồn lực để phát triển kỹ năng lãnh đạo tại công việc hiện tại của họ.
Có rất nhiều cách khác nhau để phát triển kỹ năng lãnh đạo; thậm chí không cần bất kỳ chương trình đào tạo chính thức nào tại nơi làm việc hay tham gia các lớp bên ngoài. Bạn không cần phải nghỉ việc để tìm kiếm cơ hội phát triển khác trong sự nghiệp của bạn. Ngay cả khi bạn chưa phải là một nhà lãnh đạo thì cũng có những cách để tự tạo cơ hội cho chính mình.
Một trong những yếu tố quan trọng mà nhà lãnh đạo cần thấu hiểu chính là sự đa dạng trong nhóm đến từ giới tính, tuổi tác, trình độ, dân tộc khi tuyển dụng các thành viên cho tập thể. Một nhà lãnh đạo giỏi cần hiểu rõ về các thành viên của nhóm: điểm mạnh, điểm yếu và làm thế nào những người tốt nhất có thể kết hợp, bổ sung cho nhau. Bạn phải hiểu rõ từng đặc điểm của mọi người thì mới luyện tập khả năng bố trí được công việc phù hợp cho từng người.
Muốn làm được hiều đó, hãy dành thời gian để thực sự nghiên cứu; tìm hiểu về công ty của bạn, giá trị cốt lõi, sản phẩm và các phòng ban và những người đóng vai trò quan trọng. Từ đó, tìm kiếm những người phù hợp với mục tiêu chung đã đề ra của nhóm và công ty.
Một trong những cách giúp phát triển kỹ năng lãnh đạo là sẵn sàng giúp đỡ mọi người xung quanh. Hãy chú ý tới tiến độ công việc mọi người đang thực hiện đến đâu và xem xét liệu họ có đang gặp khó khăn nào mà bạn có thể giúp đỡ.
Để làm được điều đó thì bạn phải biết lắng nghe các đồng nghiệp; tìm hiểu xem họ cần gì cũng như không hài lòng với điều gì. Tiếp đó hãy quan sát mọi người để nắm được thông tin họ đang ở đâu; đang làm gì cũng như có cần giúp đỡ gì hay không.
Có như vậy, bạn vừa học hỏi được rất nhiều về các công việc khác nhau; vừa trau dồi tinh thần hợp tác và tin tưởng với đồng nghiệp và tạo ấn tượng với lãnh đạo cấp trên.
Tạo ra một môi trường làm việc sáng tạo luôn là mục tiêu hàng đầu của các nhà lãnh đạo giỏi bởi vì điều này không chỉ làm tăng hiệu quả công việc; mà còn gắn kết nhân viên với công ty.
Vì vậy, bạn có thể thực hành điều này bằng cách đưa ra những sáng kiến giúp nâng cao năng suất làm việc; góp phần xây dựng hình ảnh và thương hiệu công ty. Bạn có thể tham gia vào nhiều công việc trong văn phòng văn phòng. Khi mà bạn càng làm việc, bạn sẽ càng có cơ hội tìm hiểu về nơi làm việc của bạn và những gì làm cho nó hoạt động trơn tru.
Từ đó, bạn có thể nhận ra những gì còn thiếu sót và xây dựng kế hoạch để giải quyết vấn đề đó. Hãy chủ động suy nghĩ và cho mọi người thấy được nỗ lực sáng tạo của bạn bằng cách chia sẻ những ý kiến mới lạ với các đồng nghiệp và đề nghị họ đóng góp ý kiến. Đây là lúc để bạn thể hiện khả năng, vai trò lãnh đạo và trở thành tấm gương cho mọi người xung quanh.
Vào một thời điển nào đó mà bạn không cảm thấy rằng bạn đang phát triển một cách đầy đủ tại công ty; hãy nhớ rằng từ bỏ không phải là việc nên làm. Hãy sắp xếp một cuộc trò chuyện với sếp của bạn để bàn bạc về công việc cũng như trách nhiệm của bạn.
Điều quan trọng là không phải bước vào cuộc hội thoại với những tư tưởng tiêu cực; mà hãy chuẩn bị với những ý tưởng cụ thể; suy nghĩ của bản thân về những việc bạn có thể làm nhằm phát triển kỹ năng lãnh đạo của bạn. Bạn có thể tình nguyện tham gia các dự án mới; đưa ra các ý tưởng các cuộc họp nhóm, hoặc đề nghị tư vấn cho các nhân viên mới. Chắc chắn sếp và đồng nghiệp sẽ ấn tượng với sự cống hiến và thái độ nhiệt tình của bạn cho các công việc của công ty.
Sưu tầm bởi EMSC – Giải pháp phần mềm quản lý nhân sự hiệu quả