Những vấn đề của truyền thông và quan hệ công chúng luôn là mối quan tâm hàng đầu của bất kì doanh nghiệp nào. Chỉ cần một lời phàn nàn, một câu nói tiêu cực về dịch vụ hoặc công ty, một sự bẻ lái dư luận không thiện chí của báo giới và truyền thông. Nếu bộ phận qua hệ công chúng không quản lý tốt thì khả năng sẽ gây ra một làn sóng chỉ trích mạnh mẽ của cộng đồng. Một khi rơi vào khủng hoảng truyền thông, phiền toái không chỉ với bộ phận Marketing mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ công ty.
Đơn giản hơn thì là những lời nhận xét, review không mấy tốt đẹp từ nhân viên cũ, từ khách hàng không hài lòng về sản phẩm dịch vụ cũng đã khiến cho nhà tuyển dụng vô cùng khó khăn trong việc tiếp cận và tuyển dụng được nguồn nhân lực cho công ty.
Bởi ngày nay, ứng viên đều có xu hướng tìm hiểu thông tin của doanh nghiệp trên các trang mạng xã hội, các bài viết, trang review, group …trước khi đồng ý với offer của nhà tuyển dụng. Điều này thực sự sẽ trở thành vấn đề nan giải nếu doanh nghiệp đang vướng vào các tin đồn xấu.
Dưới đây là một vài giải pháp đúc kết được từ lời khuyên của những nhà quản trị nhân lực nổi tiếng mà bộ phận tuyển dụng của công ty có thể áp dụng.
Thời gian “tạm ngưng” quá trình tuyển dụng không nên quá dài, đây cũng không phải là cách doanh nghiệp trốn tránh trước những tin đồn xấu đang bủa vây. Nó là thời gian để công ty truy xét ngọn ngành của vấn đề, những mặt thiết sót và cách hành xử chưa thoả đáng của công ty trước vấn đề.
Từ những vấn đề nhỏ như sự không thoả mãn nhu cầu khách hàng, thái độ và hành động chưa khôn khéo của công ty với các vấn đề xã hội cho đến những sự việc khác tồn đọng dai dẳng trong doanh nghiệp như phân biệt giới tính, phân biệt chủng tộc, quấy rối tình dục nơi công sở… Tất cả những điều trên đều tạo ra tin đồn xấu cho doanh nghiệp, gây mất thiện cảm bởi các đối tác và nhân viên tiềm năng cũng sẽ không mong muốn làm trong môi trường như thế.
Công việc lúc này là giải quyết triệt để các vấn đề theo thứ tự nhỏ đến lớn, từ khách quan đến chủ quan. Và trong quá trình giải quyết, hai tiêu chí quan trọng nhất cần phải ghi nhớ là sự “thành thực” và “minh bạch”. Công ty phải thực sự có ý chí “gột rửa sự xấu xí” có trong bản chất doanh nghiệp bằng những hành động thiết thực và minh bạch, không phải là thái độ đối phó cho có lệ nhằm bảo vệ lợi ích ngầm của riêng một hay một nhóm cá nhân nào đó. Trước sự tấn công của truyền thông, chỉ duy nhất sự trong sạch và tốt đẹp thực sự từ nội bộ của công ty là lớp khiên giáp kiên cố nhất bảo vệ danh tiếng của công ty.
Khi nhận thức được việc đang hướng vào khủng hoảng truyền thông, doanh nghiệp cần phải chủ động khắc phục tình huống ngay lập tức. Phương pháp trực tiếp nhất là thông qua truyền thông online và mạng xã hội. Doanh nghiệp có thể thực hiện hai hành động song song sau đây:
Trong mỗi doanh nghiệp đều có những vấn đề liên quan đến con người thể hiện rất rõ ràng nhưng luôn bị phớt lờ, bỏ qua bởi số đông của công ty. Những vấn đề ấy sẽ như những ô kính vỡ nếu không sửa chữa sẽ ngày càng lan rộng và sâu hơn cho tới khi hoàn toàn hư hỏng. Cho nên doanh nghiệp không nên che dấu những yếu kém trước các ứng viên tiềm năng. Họ là những người xứng đáng được biết rõ về những điểm mạnh, điểm yếu của công ty, được giải thích và thấu hiểu về những tin đồn xấu của doanh nghiệp. Và người tạo điều kiện cho họ không ai khác là các nhà tuyển dụng. Nhà tuyển dụng sẽ là những người cho ứng viên những đánh giá chân thực và khách quan nhất về công ty.
Khi đối đầu với những cơn khủng hoảng truyền thông, những nhà lãnh đạo nhân sự luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc tìm ra hướng đi đúng đắn nhờ vào bản năng giải quyết tốt những vấn đề liên quan đến con người. Mà công chúng, chính là con người.
Theo SHRM
Sưu tầm bởi EMSC – Giải pháp quản lý nhân sự hiệu quả