Đối với các nhà tuyển dụng. trường hợp ứng viên biến mất phút chót không còn gì là xa lạ cả. Theo ông John Crossman – CEO của công ty thương mại bất động sản Cross&Company cho biết. Chẳng có gì là chắc chắn cả. Ông đã từng trải qua rất nhiều lần ứng viên đổi ý dù đã đồng ý lời mời làm việc hoặc đơn giản là họ không đến làm vào ngày làm việc đầu tiên.
Tháng 5 năm 2019, công ty nhân sự Robert Half đã thực hiện một nghiên cứu và phát hiện rằng, 28% ứng viên không xuất hiện vào ngày đầu tiên làm việc dù đã chấp nhận lời mời. 66% nhà quản lý cho biết ứng viên đã chấp nhận offer nhưng rồi biến mất không dấu vết vào ngày làm việc đầu tiên.
Mọi việc xảy ra đều có lý do. Có rất nhiều yếu tố khiến ứng viên biến mất dù đã nhận offer. Trong đó, có 3 nguyên nhân chủ yếu sau:
Khi xác định được nguyên nhân, việc tìm ra giải pháp để hạn chế tình trạng ứng viên đổi ý không quá khó. Những cách thức sau đây sẽ giúp nhà tuyển dụng giảm bớt tình trạng này.
Nhà tuyển dụng có thể thực hiện một số khảo sát nhanh, câu hỏi với nội dung rõ ràng, ngắn gọn, xúc tích để theo dõi mức độ gắn kết của nhân viên với tổ chức. Hãy hỏi họ những câu hỏi như: bạn cảm thấy như thể nào khi làm việc ở đây hoặc có điều gì bạn muốn thay đổi không?
Tại sao cần phải làm như vậy?
Những cuộc khảo sát nhanh giúp bạn hiểu rõ hơn về điều kiện làm việc tại công ty bạn và có hướng cải thiện nếu cần. Các ứng viên có thể dễ dàng nghe được những luồng ý kiến trái chiều không tốt về công ty nếu văn hoá công ty không đủ mạnh. Đối với những công ty có văn hoá lớn mạnh, nhân viên đoàn kết hài lòng với công ty, họ sẽ lan toả những năng lượng tích cực đó tới những người xung quanh.
Ngày nay, việc tìm hiểu, nghiên cứu về thương hiệu nhà tuyển dụng là việc khá dễ dàng. Các trang đánh giá và nhiều trang mạng xã hội khác là nơi mọi người biết về tình hình làm việc của công ty cũng như các chính sách và phúc lợi có ổn thoả không.
Việc xây dựng và liên lạc thường xuyên với ứng viên xuyên suốt trong quá trình tuyển dụng, phỏng vấn và đào tạo là hết sức cần thiết. Quá trình này kéo dài từ vòng phỏng vấn đầu tiên đến khi ứng viên chấp nhận offer thôi là chưa đủ. Khoảng thời gian quan trọng nhất để tương tác tác, liên lạc, kết nối với ứng viên là từ khoảng thời gian gửi offer và ngày đầu tiên đi làm. Bởi việc này có thể kéo dài vài tuần.
Nếu họ có thời gian và thông tin về công ty trước ngày làm việc đầu tiên, họ sẽ bắt đầu những ngày làm việc đầu tiên dễ dàng, hoà nhập nhanh chóng với môi trường mới. Nhiều công ty còn mời nhân sự mới đến dự các sự kiện của công ty trước ngày làm việc đầu tiên. Những việc làm trên thể hiện sự trân trọng, quan tâm, tạo dựng một lòng tin và sự tin tưởng nơi nhân viên. Đây là điều đặc biệt giúp công ty nổi bật trong mắt các ứng viên và hạn chế việc ứng viên đột ngột biến mất.
Để tránh tính trạng các công ty khác đề nghị một mức lương cao hơn, hãy đảm bảo công ty của bạn có một mức lương phù hợp cho nhân viên mới. Khảo sát và thường xuyên điều chỉnh mức lương là công cụ giúp bạn cạnh tranh tốt trên thị trường. Điều này cũng giúp công ty giữ chân nhân tài và tránh việc họ bị dụ dỗ bởi mức lương hậu hĩnh hơn ở các công ty khác.
>>> Xem thêm: Phúc lợi tốt, mức lương có còn quyết định
Lương luôn là điều quan trọng, tuy nhiên đó không phải là tất cả. Điều mà hầu hết các nhân viên cần ngày nay đó là sự trưởng thành, sự va vấp, phúc lợi, con đường thăng tiến trong nghề nghiệp.
Nhà tuyển dụng có thể đưa ra lộ trình cho ứng viên, các phúc lợi hấp dẫn mà công ty đang có để thu hút ứng viên, gợi ý về tương lai trước mắt.
Trong một bài viết mà Gwen Moran từng viết về Fast Company về thế hệ Z cần gì từ nhà tuyển dụng. Câu trả lời chính là phúc lợi tốt và con đường nghề nghiệp rõ ràng.
Nhà tuyển dụng có thể xem xét một cách kỹ lưỡng vài đặc điểm hoặc tính cách của ứng viên có thực sự phù hợp với doanh nghiệp không. Hãy đặt một số câu hỏi gợi ý liệu họ có thích làm việc ở đây và mong muốn như thế nào về công việc mới. Địa lý cũng là một vấn đề cần quan tâm, hãy cung cấp cho họ các phương tiện hoặc chính sách hỗ trợ nếu công việc quá xa với ứng viên. Điều này giảm thiểu sự từ chối của các ứng viên tiềm năng và đảm bảo công ty tìm được một người phù hợp và làm việc lâu dài.
>>> Xem thêm: những lưu ý khi sàng lọc CV cho nhà tuyển dụng
Sưu tầm bởi EMSC – Giải pháp quản lý nhân sự hiệu quả