Tùy vào từng doanh nghiệp và tính chất công việc; doanh nghiệp sẽ lựa chọn hình thức trả lương phù hợp. Có doanh nghiệp trả lương theo sản phẩm, trả lương theo thời gian, trả lương theo doanh thu, trả lương khoán… Vậy lương khoán là gì?
Theo Khoản 1 Điều 96 Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ 01 tháng 01 năm 2021 có nội dung như sau: người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về hình thức trả lương theo sản phẩm, theo thời gian hoặc là khoán.
Vậy lương khoán là gì?
Có thể hiểu đơn giản lương khoán là lương được trả dựa theo khối lượng, chất lượng công việc, thời gian hoàn thành công việc và có sự đồng thuận của bên sử dụng lao động và người lao động.
Nếu hoàn thành hết khối lượng công việc trong thời gian thỏa thuận; người lao động sẽ nhận được mức lương đầy đủ. Lương khoán thể hiện rõ năng lực và năng suất của người lao động; đồng thời cũng là loại lương công bằng và có lợi cho người sử dụng lao động.
Thường lương khoán sẽ được trả cho các công việc mang tính thời vụ, tạm thời hoặc chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng.
>>> Xem thêm: Người lao động nhận lương net hay lương gross có lợi hơn?
Lương khoán sẽ được tính dựa trên khối lượng hoàn thành công việc trong thời gian quy định. Vì vậy, công thức lương khoán sẽ được tính như sau:
Ví dụ:
Chị A được bên B thuê với mục tiêu làm được 300 sản phẩm trong 1 tuần với mức lương 3,000,000 đồng.
Nếu chị A hoàn thành 300 sản phẩm trong vòng 1 tuần sẽ nhận được đủ 3,000,000 đồng.
Nếu chị A chỉ hoàn thành 240 sản phẩm trong 1 tuần; tức đạt 80% thì sẽ nhận được mức lương 2,400,000 đồng.
Tại khoản 2 Điều 94 Bộ luật Lao động 2019 và Khoản 2 Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định rằng; lương khoán sẽ được trả theo 2 hình thức:
Trường hợp trả lương qua tài khoản ngân hàng; doanh nghiệp phải tự trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản cho người lao động và phí chuyển tiền lương.
Hợp đồng giao khoán là hợp đồng thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động trả lương theo hình thức lương khoán. Người nhận khoán (tức người lao động) có nhiệm vụ hoàn thành công việc của bên giao khoán (tức doanh nghiệp/người sử dụng lao động). Sau khi hoàn thành công việc hoặc đến hạn hợp đồng; người nhận khoán bàn giao lại công việc, sản phẩm, kết quả và nhận lương theo thỏa thuận.
Có 2 loại hợp đồng giao khoán chính:
EMSC xin giới thiệu mẫu hợp đồng giao khoán mới nhất và đầy đủ nhất hiện nay:
Có thể bạn muốn xem