Doanh nghiệp các ngành ứng phó như thế nào trong dịch Covid-19

Doanh nghiệp các ngành ứng phó như thế nào trong dịch Covid-19

nhan su ung pho dich covid19

nhan su ung pho dich covid19

Dịch Covid – 19 diễn ra bất ngờ và có sức công phá mạnh mẽ vào nền kinh tế của bất kỳ quốc gia nào trên Thế Giới. Theo Forbes, dựa trên kịch bản tương đối lạc quan là virus Corona sẽ được khống chế vào tháng 03.2020; sẽ làm giảm mức tăng trưởng kinh tế thế giới xuống còn 3,1% và của Trung Quốc là 5,4%. Vậy các doanh nghiệp đã và đang làm gì để ứng phó với tình hình khó khăn và tìm cách tồn tại trong dịch Covid-19 này?

Du lịch tìm cách “ngủ đông”

Du lịch là một trong những ngành đóng góp GDP cao nhất cho cả nước đạt 8,5% GDP (2018) và đang trên đà phát triển mạnh. Bằng mọi nỗ lực trong thời gian qua, Việt Nam đứng thứ 7 trong danh sách các quốc gia tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới 2019 (do UNWTO tổng hợp).

Cũng chính vì vậy, Covid 19 đã giáng một đòn đau đớn lên ngành du lịch khi các doanh nghiệp thừa nhận mọi chỉ số kinh doanh đều trở về số “0” và họ buộc phải “ngủ đông” để bảo toàn nhân lực.

Ông Nguyễn Ngọc Toản, Giám đốc công ty Images Travel cho biết toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty phải tạm ngưng và không biết khi nào sẽ mở lại vì tình hình dịch bệnh vẫn còn đang phức tạp.

“Hiện giờ, công ty không còn khách nhưng chúng tôi xác định không để cho tất cả hoạt động bị đình trệ. Các kế hoạch ứng phó phải được thực hiện ngay nhưng những kế hoạch tạo sản phẩm, đào tạo nguồn nhân lực vẫn phải được duy trì nhằm bảo đảm chất lượng dịch vụ và có thể đón khách ngay sau khi dịch kết thúc”

Như vậy, ngoài những mảng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 phải ngủ đông thì các công tác nghiên cứu, tìm kiếm sản phẩm, phát triển thị trường; người phụ trách các kế hoạch tài chính, kế toàn; người đảm nhận công tác đào tạo nhân lực phải có kế hoạch chuẩn bị phục hồi ngay sau khi dịch kết thúc.

>>> Xem thêm: Phần mềm quản lý nhân sự Online tốt nhất hiện nay

Hàng không tự nguyện cắt giảm chống dịch

Hàng không và du lịch có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu như du lịch lao đao thì ngành hàng không cũng không tránh khỏi sự khủng hoảng này. Dịch Covid-19 kéo dài đã khiến cho toàn bộ đường bay quốc tế của các hãng phải ngừng khai thác; các đường bay quốc nội cũng phải cắt giảm.

Nếu như mọi năm tháng 3, 4, 5 là cao điểm hè và là thời gian nhộn nhịp của ngành hàng không Việt Nam thì năm nay doanh thu dự kiến của VNA sẽ giảm 12,500 tỷ đồng và các hãng khác lỗ hàng ngàn tỉ đồng vì các chi phí vận hành, bảo dưỡng, thuế sân bay…

Do doanh thu giảm nên các hãng phải điều chỉnh tiền lương và áp dụng nhiều chính sách để ứng phó với dịch Covid-19. Hãng tạm hoãn hợp đồng làm việc của nhân viên 1-3 tháng không nhận lương, đi làm 1 tuần nghỉ 2 ngày, tạm ngừng hợp đồng làm việc…

Điều đáng nói là nhân sự ngành hàng không có hành động rất tích cực trong dịch Covid 19 khi có 1400 tiếp viên (gần 50%) tổng đoàn tiếp viên chủ động xin hoãn hợp đồng tháng 3,4,5. Nhiều tiếp viên toàn thời gian khác tình nguyện không nhận lương chức danh (chiếm ¼ thu nhập); ngành hàng không sẵn sàng phục vụ các chuyến bay đi và đến từ tâm dịch để đón đồng bào trờ về…Đây thực sự là sức mạnh đóng góp vào tinh thần chống dịch của toàn dân tộc Việt Nam.

Nhân sự ngành hàng không có hành động rất tích cực trong dịch Covid 19
Nhân sự ngành hàng không có hành động rất tích cực trong dịch Covid 19

Ngành sản xuất “thương mại điện tử hoá”

Ngành gỗ nội thất cũng bắt đầu “thấm đòn” khi chuỗi cung ứng bị đứt gãy, kế hoạch bán hàng qua triển lãm hội chợ không thể thực hiện, hàng hoá bị tồn kho. Điểm lạc quan nhất hiện nay chính là ngành gỗ Việt Nam có khả năng bứt phá thị trường Trung Quốc (đối thủ lớn nhất) đang “đóng băng” vì dịch bệnh. Tuy nhiên tất cả sẽ chỉ là tiên đoán nếu như các doanh nghiệp gỗ không thể kết nối được với khách hàng.

Mới đây một số thành viên xuất khẩu thuộc Hội mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM đã thử nghiệm mô hình thương mại điện tử, kết hợp thực tế ảo để giới thiệu sản phẩm tới khách hàng. Người mua nước ngoài chỉ cần ngồi máy tính vẫn có thể xem được tất cả các mẫu mã mà doanh nghiệp nội thất trưng bày và tham quan nhà xưởng trên không gian 3D.

Ngành sản xuất “thương mại điện tử hoá”

Ngành dệt may, giày dép… là những nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Mỹ và EU. Ngành phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu sản xuất nhập khẩu từ Trung Quốc. Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, nhiều đơn hàng bị huỷ, tạm dừng dẫn đến thiếu việc làm trong tháng 04 và 05/2020.

Do đó để khắc phục khó khăn cho các doanh nghiệp dệt may, các doanh nghiệp nên chủ động tìm kiếm các đơn hàng sản xuất phòng dịch như: khẩu trang, quần áo y tế, vải kháng khuẩn, quần áo dùng một lần từ vải không dệt…Đồng thời các đơn vị áp dụng các chế độ giảm giờ làm, làm luân phiên để đảm bảo sản xuất và việc làm, thu nhập cho người lao động

Ngành dịch vụ chuyển hướng Online

Hoạt động kinh doanh trực tuyến có thể coi là “cứu cánh” của các doanh nghiệp dịch vụ trong bối cảnh kinh tế suy giảm do dịch bệnh.

Ngay cả trong tình huống bất ngờ như việc TP.HCM ra chỉ thị đóng cửa các điểm kinh doanh dịch vụ ẩm thực, vui chơi giải trí thì ngay lập tức nhiều doanh nghiệp trong ngành này bật chế độ “phản ứng nhanh” với việc chuyển hàng lên kinh doanh Online. Các nền tảng giao hàng như GrabFood, Now, Go-food, Baemin…là những trợ thủ đắc lực cho ngành dịch vụ khi kinh doanh Online.

Người lao động thất nghiệp có thể tìm cách chuyển hướng công việc sang làm việc như những shipper để tìm kiếm thêm thu nhập đảm bảo sinh hoạt của mình.

Doanh nghiệp xây dựng, bất động sản chủ động phòng ngừa

Ảnh hưởng của ngành xây dựng và VLXD chậm hơn các ngành khác như khách sạn, nhà hàng, vận tải… nhưng chắc chắn cũng phục hồi chậm hơn. Dự kiến ngành xây dựng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề sau 1-2 tháng nữa nếu tình hình dịch bệnh vẫn còn tiếp diễn.

Để ứng phó với dịch bệnh Covid-19, trước mắt các doanh nghiệp xây dựng, bất động sản tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh cho người lao động. Trang bị khẩu trang, dung dịch sát khuẩn, thưởng xuyên khử khuẩn bề mặt tiếp xúc, vệ sinh công trường… Bởi số lượng công nhân rất đông sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ lây bệnh nếu chẳng may một người bị nhiễm Covid.

các doanh nghiệp xây dựng, bất động sản tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh cho người lao động
Các doanh nghiệp xây dựng, bất động sản tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh cho người lao động

Điều chỉnh lại dây chuyền sản xuất kinh doanh, cho phép một bộ phận cán bộ, nhân viên đủ điều kiện được làm việc từ xa, tại nhà, không phải đến cơ quan, như: Lĩnh vực môi giới, tiếp thị, pháp chế, công nghệ thông tin. Thực hiện các phương thức hỗ trợ đối tác thuê mặt bằng, như giảm giá cho thuê mặt bằng, giãn tiến độ trả tiền thuê, miễn tiền thuê trong một thời gian… như Hưng Thịnh, Novaland…là cách mà các công ty xây dựng ứng phó với dịch Covid-19.

>>> Xem thêm: Giải pháp quản lý nhân sự tốt nhất hiện nay

>>> Xem thêm: Giúp doanh nghiệp vượt qua đai dịch Covid-19

Sưu tầm bởi EMSCPhần mềm quản lý nhân sự hiệu quả

(028) 7777 9979